Các cửa sổ cũ có phần đáy dày hơn vì thủy tinh cũng bị chảy giống như si rô?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum
Thủy tinh thường được xem như một “chất lỏng rắn”, các phân tử của nó được liên kết với nhau tương đối lỏng lẻo, giống như si rô nguyên chất cực đậm đặc, cho nên cũng khá hợp lý khi nghĩ rằng thủy tinh cũ sẽ lún xuống dưới tác động của trọng lực, làm cho các khung cửa kính dày hơn ở phần đáy. Điều rắc rối là, thủy tinh hoàn toàn không dễ chảy cho lắm: theo các tính toán trong cuốn Proceedings of the Royal Society, được xuất bản năm 1999 bởi tiến sĩ Yvonne Strokes của đại học Adelaide, ta sẽ tốn khoảng 10 triệu năm để thấy được khung cửa kính dày lên ở phần đáy chỉ 5%.
Tuy nhiên, các khung cửa kính cổ thực sự có dày hơn ở phần đáy. Một lời giải thích hợp lý có thể là do các thợ lắp kính thời trung cổ đã lợi dụng một điều là các người làm kính không thể làm các tấm kính thật sự phẳng nên khi lắp chúng vào khung cửa thì họ dựng phần dày hơn của tấm kính xuống dưới, để lại một câu đố cho khoa học hiện đại.