Các hành tinh khác của hệ Mặt trời có sự sống không?

Trong hệ Mặt Trời ngoài Trái Đất ra, trên các thiên thể khác có sự sống không? Đó là vấn đề từ lâu đã được mọi người rất quan tâm.

Như ta đã biết: khởi nguồn, tồn tại và phát triển của sự sống đều cần những điều kiện và môi trường thích hợp nhất định. Vậy ta thử xem trên các hành tinh khác của hệ Mặt Trời ở đâu có môi trường bảo đảm điều kiện cho sự sống?

Trước hết ta xét môi trường của thuỷ tinh gần Mặt Trời nhất. Khí quyển của Thuỷ tinh rất loãng, thành phần chủ yếu là heli. Mặt Trời chiếu thẳng xuống Thuỷ tinh, nên nhiệt độ bề mặt của nó đạt 427 °C. Nhiệt độ đó đủ để làm nóng chảy chì, hơn nữa ban đêm nhiệt độ lại hạ thấp – 173 °C. Tuy có tên là Thuỷ tinh nhưng bề mặt của nó không có một giọt nước. Điều kiện như vậy đương nhiên không thích hợp cho sự sống.

Ta rất hứng thú đối với Kim Tinh. Đến nay đã có hơn 20 tàu vũ trụ bay gần bề mặt Kim Tinh để khảo sát, phát hiện Kim Tinh có một bầu khí quyển dày đặc, chủ yếu là khí CO2. Nhiệt độ bề mặt Kim Tinh cao khoảng 480°C, nóng như một lồng úp và áp suất khá cao. Ở đó không có dấu vết sự sống tồn tại.

Hoả Tinh gần với Trái Đất. Nó luôn được con người cho là tinh cầu có khả năng tồn tại sự sống nhất. Nhưng đáng tiếc nhiều lần khảo sát vẫn chưa phát hiện được dấu vết Hoả Tinh tồn tại sự sống.

Tiếp theo ta lại đến thăm bốn “người khổng lồ” trong hệ hành tinh Mặt Trời là Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh. Cấu tạo bề mặt của chúng không có lớp đất đá mà là hiđro, heli,.. ở trạng thái lỏng cấu tạo thành. Chúng đều có bầu khí quyển đậm đặc và tâm dạng rắn, phạm vi nhiệt độ từ -220 đến -140°C. Ở đó cũng không phát hiện có sự sống.

Diêm Vương Tinh là hành tinh xa nhất trong hệ Mặt Trời. Cho đến nay người ta hiểu biết về nó còn rất ít. Nhiệt độ bình quân bề mặt của nó là -20 °C, cho nên trên Diêm Vương Tinh cũng không thể tồn tại sự sống.

Sự khảo sát đối với các đại hành tinh này đều không thu được gì, vậy trên vệ tinh của các hành tinh này có sự sống không? Ta lại hướng sự chú ý vào vệ tinh 6 của Mộc tinh. Các con tàu vũ trụ đã lướt qua và chụp ảnh ở cự ly gần vệ tinh này. Nó có màu vàng giống như quả cà chua chín mọng. Vì sao ta rất hứng thú về nó? Bởi vì nó không những là một vệ tinh lớn chỉ đứng sau vệ tinh thứ ba của Mộc tinh, đường kính là 5150 km, hơn nữa càng hấp dẫn chúng ta bởi vì nó là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có bầu khí quyển dày đặc. Khí quyển của nó còn đậm đặc hơn khí quyển của Trái Đất. Thành phần chủ yếu của khí quyển là nitơ còn có một ít các hợp chất của hydro cácbua, hợp chất của oxy, hợp chất nitơ, v.v… còn có thể có các phân tử hữu cơ như phân tử axit hydroxyanic, nhưng ở đó có sự sống tồn tại không thì còn phải tiếp tục khảo sát thêm nữa.

Ngoài ra một số thiên thể nhỏ trong hệ Mặt Trời, vì thể tích khá nhỏ nên không thích hợp cho sự sống tồn tại. Như vậy trong hệ Mặt Trời chỉ có Trái Đất là đầy sinh khí.

Từ khoá: Hệ Mặt Trời; Trái Đất Vệ tinh 6 của