Các “ký giả” của bộ tư lệnh là ai?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum

Đại não của người nặng không quá 1400 gram, diện tích lớp vỏ đại não không rộng hơn một trang báo bình thường, ấy vậy mà nó có thể ghi nhớ mọi thứ, đó là trí nhớ. Trí nhớ chủ yếu dựa vào cơ quan cảm giác – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trợ giúp. Những cơ quan cảm giác này giống những ký giả đặc phái của hệ thần kinh trung ương, không ngừng đem những hiện tượng của thế giới bên ngoài mà chúng “phỏng vấn” được về thông báo cho đại não. Đại não phát ra mệnh lệnh chính xác, có hiệu quả điều tiết và khống chế cấp dưới của nó, thực hiện chức năng của vị tư lệnh. Thế thì các ký giả “phỏng vấn” như thế nào?

MẮT

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Tục ngữ có câu, tinh thần nằm trong đôi mắt. Một người trạng thái tinh thần như thế nào thường biểu hiện trên đôi mắt. Ai cũng muốn có một đôi mắt trong sáng, đây không chỉ vì đôi mắt là cơ quan chủ yếu tạo nên dung mạo, điều quan trọng hơn là đôi mắt giống như chiếc máy chụp ảnh, bất cứ lúc nào cũng có thể chụp được thiên nhiên muôn hình muôn vẻ để truyền về cho đại não. Quá trình này chủ yếu do nhãn cầu chịu trách nhiệm hoàn thành.

Nhãn cầu giống như quả cầu, do thành nhãn cầu và các thành phần trong nhãn cầu tạo nên.

Nhãn cầu có ba lớp: ngoại mạc, trung mạc và nội mạc. Mỗi lớp có vị trí, tác dụng và đặc điểm khác nhau, cho nên mỗi lớp mạc lại có thêm một tên gọi khác nữa.

Ngoại mạc bao bọc lấy nhãn cầu, bao gồm giác mạc và củng mạc. giác mạc chỉ chiếm khoảng 1/6 ngoại mạc, không màu trong suốt, chứa một số lượng đáng kể đầu mút thần kinh, cho nên cảm giác rất nhạy. sau bộ phận giác mạc, ước chiếm khoảng 5/6 ngoại mạc chính là củng mạc. Củng mạc màu trắng, tương đối vững chắc, có tác dụng bảo vệ nội bộ nhãn cầu.

Trung mạc nằm trong ngoại mạc, từ phía trước tới phía sau nhãn cầu, nó bao gồm ba bộ phận: tròng đen, tiệp trạng thể (bộ phận tạo ra dịch thể trong mắt và màng mạch). Tròng đen ở phía trước nhãn cầu, hình

Kết cấu của nhãn cầu

Đồng tử

Thủy tinh thể

Thần kinh thị giác

Đốm vàng

Võng mạc

Màng mạch

Củng mạc

Thể thủy tinh

Tiệp trạng thể

Tròng đen

Giác mạc

Điểm mù cầu dẹp, màu đen (dân tộc khác nhau, tròng đen có màu khác nhau). giữa lòng đen có một lỗ nhỏ gọi là con ngươi. Kích cỡ con ngươi do hệ thần kinh thông qua cơ nhãn của màng mạch để điều tiết. Khi tia sáng bên ngoài quá mạnh, con ngươi co nhỏ lại; khi tia sáng yếu, con ngươi mở rộng. Trung mạc phía sau tròng đen dầy lên, có hình vòng cầu gọi là tiệp trạng thể. Toàn bộ trung màng mặt sau của tiệp trạng thể gọi là màng mạch, chiếm khoảng 2/3 trung màng, màu lá cọ nhạt, chứa rất nhiều huyết quản và tế bào sắc tố (tế bào sắc tố không trong suốt), vì vậy đối với nhãn cầu màng mạch không chỉ có tác dụng dinh dưỡng, còn hình thành cho nội bộ nhãn cầu một buồng tối làm ảnh.

Nội màng là lớp màng tận cùng của thành nhãn cầu. Hình dạng giống như ruột bóng, dán chặt vào mặt trong của màng mạch gọi là võng mạc. Trên võng mạc có bố trí tế bào cảm quang, đặc biệt là ở giữa võng mạc, chỗ đối diện với con ngươi và hướng lõm vào trong, tế bào cảm quang tập trung khá nhiều. Bởi vì chỗ này có màu vàng nên gọi là đốm vàng, tia sáng của vật thể bên ngoài lọt vào đây, thị giác hình thành nên rõ ràng nhất. Trên võng mạc nơi thần kinh thị giác đi qua có chỗ không có tế bào cảm quang, hình ảnh vật rơi vào chỗ này không đưa lại thị giác, nên gọi là điểm mù.

Các thành phần khác của nhãn cầu bao gồm thể thủy tinh, thủy tinh thể và phòng thủy. Những vật chất này đều trong suốt. Thể thủy tinh nằm ở phía sau lòng đen và con ngươi, hình dạng giống như đôi thấu kính lồi, giữa dày còn mép vòng quanh mỏng, giàu tính đàn hồi. Mép vòng quanh của nó treo giữa thể thủy tinh và võng mạc. Phòng thủy là dịch thể chứa đầy tiền phòng và hậu phòng.

Trên đây là những bộ phận chủ yếu của mắt, ngoài ra còn có các cơ để nhãn cầu chuyển động lên xuống, sang trái sang phải gắn liền tại củng mạc, các kết cấu phụ thuộc như mí mắt để bảo vệ nhãn cầu, kết mạc và tuyến lệ…

Qua tìm hiểu về kết cấu mắt, bạn có thể phát hiện rằng mắt giống như cái máy ảnh, thế thì cái máy ảnh này chụp hình bằng cách nào nhỉ?

Trước tiên ánh sáng phản chiếu vật thể ở bên ngoài, đi qua giác mạc, phòng thủy, từ đồng tử tiến vào “buồng tối” – trong nhãn cầu. Qua khúc độ có thể điều tiết khúc xạ của thể thủy tinh, hình thành ảnh vật tại võng mạc. Tế bào cảm quang trên võng mạc, dưới sự tác động của ảnh vật, sinh ra một loạt các biến hóa, rồi đem các tin tức của ảnh vật này như hình dáng kích cỡ, màu sắc men theo hệ thần kinh truyền tới trung khu thị giác của lớp vỏ đại não sinh ra thị giác. Vị lãnh đạo tối cao – đại não – qua mắt viên ký giả nhiếp ảnh này không ngừng chụp ảnh, ghi nhận mọi hình ảnh xung quanh.

Mắt không chỉ có quan hệ mật thiết với đại não, mà còn có quan hệ mật thiết với toàn bộ cơ thể, bề ngoài

Vật thể thành ảnh trên võng mạc của mắt nếu không bình thường thì thường hay phản ánh trong khoang sọ tồn tại các bệnh về ung bướu. sự thay đổi của mắt cũng có thể phản ánh tình trạng bệnh tật trong cơ thể. Mắt cũng rất dễ sinh bệnh, như bệnh đau mắt hột, viêm giác mạc cấp tính v.v… Bình thường phải chú ý vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt đối với người đau mắt hột, không dùng tay dơ và khăn lau dơ lau mắt. Bạn đâu muốn phải đeo kính cận dày cộp phải không. Nếu không muốn bị cận bạn phải chú ý:

Tư thế đọc sách, ngồi viết phải ngay ngắn, cự ly giữa sách và mắt giữ khoảng 35 cm.

Khi xem sách khoảng 1 tiếng phải nghỉ vài phút, nhìn hướng ra xa một lát để thả lỏng cơ mi.

Không nên đọc sách ở nơi ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp hoặc thiếu ánh sáng.

Khi đi đường hoặc nằm không nên đọc sách. Ngoài ra cũng nên thường xuyên tập thể dục cho mắt.

TAI

Tai và mắt là hai ký giả song hành, chỉ có điều cách lấy tin của chúng khác nhau: mắt chụp ảnh, tai ghi âm.

Tai chia làm ba bộ phận: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài, vành tai thu thập sóng âm, ống tai ngoài đem sóng âm truyền tới đường dẫn của tai giữa. Chức năng của chúng giống như ăng-ten của máy ghi âm.

Tai giữa do màng nhĩ, khoang nhĩ và ba miếng xương con tạo thành. Màng nhĩ ở bộ phận đáy ở ống tai ngoài, là một màng mỏng hình bầu dục, dưới tác động của sóng âm nó có thể sinh ra những rung động. Trong màng nhĩ là một gian phòng nhỏ gọi là khoang nhĩ. Trong khoang nhĩ có ba miếng xương con, hình dạng đặc biệt kỳ lạ được gọi là xương búa, xương đe và xương bàn đạp, chúng là những xương nhỏ nhất trong cơ thể người. Chúng nối liền với nhau một cách khéo léo. Màng nhĩ nối liền với tai trong nhờ ba miếng xương con. Phía trước bên dưới màng nhĩ còn có một đường ống nhỏ dài, dẹp, thông với mũi gọi là vòi nhĩ (ống tai). Vòi nhĩ thường đóng chặt, khi bạn nuốt hoặc hắt xì hơi thì miệng ống mở ra, không khí liền từ yết hầu đi vào khoang nhĩ, khiến áp lực không khí trong và ngoài khoang nhĩ cân bằng, màng nhĩ có thể rung động bình thường. Kết cấu của tai giữa giống như một hệ thống thiết bị truyền thanh vậy.

Kết cấu của tai trong khá phức tạp, trong đó có một bộ phận giống như vỏ con ốc sên, gọi là ốc tai. Trong ốc tai có cơ quan cảm thụ thính giác, đây là thiết bị chuyên môn tiếp thụ sóng âm. Nó thông qua thần kinh thính giác và thần kinh thính giác và thần kinh có quan hệ với thính giác để liên lạc với trung khu thị giác ở lớp vỏ đại não. Bên trong tai trong còn có những ống bán nguyệt do ba ống hình nửa vòng tròn tạo nên. giữa những ống bán nguyệt và ốc tai có đơn vị gọi là tiền đình. Những ống bán nguyệt và tiền đình còn có một sứ mệnh nữa đó là bên trong chúng có đầu cảm trí được bố trí tại cơ quan cảm thụ. Những cơ quan cảm thụ này thông qua thần kinh thính giác và thần kinh có quan hệ với thính giác để liên hệ với đại não. Đại não lại thông qua một loạt các hoạt động khác để duy trì sự cân bằng của cơ thể.

Xương con (tiểu cốt) khuyếch đại độ rung

Ống hình bán nguyệt Thần kinh thính giác

Ốc tai

Màng nhĩ

Trái tai (tiểu thùy)

Ống Eustachian (vòi nhĩ) điều khiển áp suất không khí