Các loài cá di chuyển như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Biển có khoảng 25000 loại cá. Nghiên cứu qui luật hoạt động của cá có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác nguồn tài nguyên của biển.

Hoạt động của loài cá trong nước biển thường chia ra làm hai loại:

Một loại bơi không định hướng, là hoạt động không có qui luật như tạm thời ẩn náu khi bị “kẻ thù” tấn công hoặc truy tìm thức ăn. Loại hoạt động này có khi phát sinh liên tục, có lúc trong một thời gian dài mới phát sinh, thời gian bơi và khoảng cách bơi, không có phương hướng và chu kỳ nhất định. Loại trái ngược hẳn với bơi không định hướng là bơi có định hướng, do điều kiện sinh sống của loài cá thay đổi, do nhu cầu thức ăn (mồi), do yêu cầu sinh đẻ, phải “du hành” một chuyến dài, một đường đi và một phương hướng nhất định, có chu kỳ, đó là “hồi du”, tức là cá biển trở đi trở lại có qui luật theo một đường nhất định.

Một loại di chuyển để sinh đẻ. Sau khi các tuyến của cá đã trưởng thành, trước mùa sinh đẻ cá phải di chuyển đi lại với tốc độ nhanh theo một đường và phương hướng nhất định, tập hợp thành đàn đến bãi đẻ để sinh đẻ. Có loại cá đẻ gần bờ. Có loại cá sinh ở nước ngọt, như cá chèn, sau khi thành thục thì bơi ra cửa sông, tụ tập thành đàn rồi đến vùng biển sâu.

Lạnh

Di chuyển theo thức ăn (tìm mồi): đàn cá sau khi sinh đẻ hoặc đàn cá còn nhỏ đi kiếm mồi rất đông. Như cá voi sinh đẻ ở vùng biển ấm, qua mùa đông, đến mùa hè thì bơi về phía Nam Băng Dương hoặc vùng Bắc Băng Dương tìm kiếm thức ăn.

Di chuyển “qua đông” (tạm tránh mùa đông): đó là một thói quen của loài cá vùng nước ấm. Vào cuối thu hoặc đầu mùa Đông, nhiệt độ của nước hạ thấp, cá vùng nước ấm tụ tập thành đàn bơi về vùng biển “qua đông”.

Di chuyển của loài cá có ba đặc điểm: một là theo thời gian đã định, hai là theo một đường nhất định, ba là tập kết thành đàn. Nắm được qui luật di chuyển của cá sẽ giúp ích cho việc đánh bắt cá.