Các phương pháp nhận biết Axit Bazơ muối – Hóa 8
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Bài học nhận biết axit bazơ muối là bài học cơ bản trong hóa học lớp 8. Có nhiều cách phân biệt khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách phân biệt dễ dàng và chính xác nhất nhé.
Lý thuyết cơ bản về axit bazơ muối
Trước khi đi vào cách nhận biết axit bazo muối như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm oxit axit bazơ muối đã nhé.
Axit
Trước tiên phải khẳng định, axit là một hợp chất hóa học trong phân tử. Nó gồm một hoặc nhiều nguyên tử Hidro liên kết với gốc axit. Nó cũng được định nghĩa là một hợp chất hóa học mà khi hòa tan trong nước tạo ra một dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7.
Axit là một hợp chất hóa học có độ pH bé hơn 7
Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12
Công thức hóa học của axit có dạng HxA, với x là chỉ số nguyên tử của H còn A là gốc Axit Ví dụ như chúng ta có công thức hóa học của axit clohidric là HCl, công thức của axit photphoric là H3PO4 hay của axit cacbonic là H2CO3.
Có nhiều cách chia axit khác nhau, cụ thể là các cách chia sau:
Dựa vào tính chất hóa học, có thể chia thành axit mạnh (tức là khi hòa tan vào nước, độ pH nhỏ hơn 7, càng nhỏ thì tính axit càng mạnh) và axit yếu.
Dựa vào nguyên tử oxi cũng chia làm 2 loại, axit có oxi ( như HBr, HI, HF, HCl, H2S…) và axit có oxi (như H3PO4, H2CO3, H2SO4, HNO3…)
Hoặc có thể phân axit thành axit vô cơ và axit hữu cơ…
Như vậy, axit có thể phân thành nhiều loại khác nhau dựa theo từng tiêu chí khác nhau.
Bazơ
Bên cạnh axit, chúng ta cùng tìm hiểu thêm một khái niệm nữa là bazơ xem nó là gì và có công thức ra sao, tính chất như thế nào nhé. Có như vậy, việc nhận biết axit bazơ muối sẽ dễ dàng hơn.
Bazơ cũng giống như axit, là hợp chất hóa học. Phân tử của nó bao gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH). Hóa trị của kim loại sẽ bằng số hóa nhóm hidroxit. Khác với axit, khi hòa tan trong nước, bazơ sẽ tạo thành dung dịch có độ pH lớn hơn 7.
Công thức hóa học của bazơ chính là M(OH) n; trong đó, M là kim loại và n là hóa trị của kim loại đó. Lấy ví dụ cụ thể như sau: công thức hóa học của bazơ Sắt (III) hidroxit là H2CO3, của Natri Hiđroxit là NaOH và của Kali Hidroxit là KOH.
Cũng giống như axit, bazơ cũng được chia ra nhiều loại khác nhau, bao gồm:
Dựa vào tính chất hóa học chúng ta có bazơ mạnh và bazơ yếu. Bazơ mạnh có thể kể đến như NaOH hay KOH… Bazơ yếu là e(OH)3 hay Al(OH)3…
Dựa vào tính tan trong nước, cũng chia bazơ thành 2 loại là bazơ tan trong nước và bazơ không tan trong nước. Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.
Muối
Muối cũng là một hợp chất hóa hợp, phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit. Công thức hóa học của muối chính là kim loại + gốc axit.
Muối gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit
Cũng giống như axit và bazơ, muối cũng được chia làm 2 loại như sau:
Muối trung hòa: là muối trong gốc axit không có hidro. Ví dụ như Na2CO3, Na2SO4…
Muối axit: là muối trong đó gốc axit chứa nguyên tử hidro chưa được thay thế bằng kim loại
Như vậy chúng ta vừa đi tìm hiểu xong định nghĩa axit bazơ muối. Những thông tin này sẽ giúp chúng ta nhận biết được axit bazơ muối hóa 8 như thế nào.
Vietlearn – Ứng dụng dạy học trực tuyến hàng đầu Việt Nam
Các cách nhận biết axit bazơ muối
Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách nhận biết axit bazơ muối bằng những phương pháp sau:
Sử dụng quỳ tím
Quỳ tím là một vật dụng có thể giúp nhận biết 3 chất axit bazơ muối một cách dễ dàng.
Quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ nếu dung dịch đó là axit; màu xanh nếu dung dịch đó là bazơ và quỳ tím không đổi màu khi cho vào dung dịch muối.
Quỳ tím được dùng để nhận biết axit bazơ muối
Song có một lưu ý rằng ở những lớp cao hơn hoặc thi học sinh giỏi thì sẽ có một số muối khiến quỳ tím đổi màu như NaHCO3, Na2CO3 (quỳ tím chuyển xanh)
Như vậy, nếu mẫu thử quỳ tím chuyển màu nào thì bạn cũng đã biết đó là dung dịch chứa gì rồi nhé. Đây là cách dễ dàng thực hiện và nhận biết nhất.
Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Vietlearn
Sử dụng hóa chất khác
Bên cạnh sử dụng quỳ tím để nhận biết axit bazơ muối thì còn một cách khác nữa để nhận biết. Đó chính là sử dụng hóa chất khác là muối để xem các phản ứng hóa học xảy ra.
Với H2SO4 và dung dịch muối sunfat (SO4): chúng ta sử dụng dung dịch muối của Bari hoặc Ba(OH)2. Khi tiến hành thí nghiệm, sẽ thấy có hiện tượng kết tủa trắng, đó chính là BaSO4 không tan trong nước và axit.
Với HCl và muối clorua (Cl): chúng ta sử dụng dung dịch AgNO3 để thử. Phản ứng hóa học diễn ra chính là xuất hiện kết tủa trắng AgCl không tan trong nước và axit
Với muối cacbonat (CO3), sử dụng dung dịch axit (HCl, HNO3, H2SO4) sẽ xuất hiện khí không màu không mùi.
Với muối amoni (NH4): sử dụng dung dịch kiềm sẽ xuất hiện khí không màu và cí mùi khai.
Ngoài ra còn một số thí nghiệm khác để có thể nhận biết được axit bazơ muối trong dung dịch.
Tóm lại, có nhiều cách khác nhau để nhận biết axit bazơ muối. Bên cạnh sử dụng quỳ tím để thử, còn một số cách sử dụng chất thử để nhận biết. Chúc các em giải được các bài tập nhận biết một cách thuần thục nhé.
Xem thêm
[Bỏ túi] Bảng hóa trị các nguyên tố lớp 8 đầy đủ nhất – Vietlearn
Phản ứng hóa học là gì? Có mấy loại phản ứng hóa học –