Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước? Vật lý 6
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Nếu như bài trước chúng ta đã được biết đến thể tích là gì, cách đo thể tích chất lỏng. Thì trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ đến với một kiến thức mới. Đó chính là cách đo thể tích vật rắn không thấm nước. Liệu cách đo này có giống với cách đo thể tích chất lỏng hay không? Có được áp dụng nhiều trong cuộc sống hay không? Sự khác nhau giữa thể tích chất lỏng và thể tích vật rắn không thấm nước sẽ được giải đáp trong bài viết này. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Thể tích chất rắn không thấm nước
Về cơ bản, thể tích của chất rắn không thấm nước hay chất lỏng đều là phần không gian mà nó chiếm hữu. Thể tích của của chất rắn không thấm nước không thay đổi khi làm thí nghiệm. Chính vì vậy, cách đo thể tích vật rắn không thấm nước cũng khác so với đo thể tích chất lỏng. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng được cách thức này trong cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều vật cần tính thể tích trong cuộc sống. Đây chính là lúc chúng ta áp dụng những điều được học vào thực tế.
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
Thể tích của một vật không thấm nước không bị ảnh hưởng khi thả vào nước. Chúng ta chỉ có thể xác định chuẩn được thể tích của một vật rắn khi vật đó không thấm nước. Bởi lẽ, nếu vật đó có thấm nước. Thì thể tích của vật có thể bị thay đổi sau khi đã ngấm nước. Như vậy, kết quả ban đầu không còn chính xác nữa. Chính vì vậy, những vật rắn không thấm nước mới có thể xác định được thể tích thực tế. Những vật đó có thể là khối đá, khối đồng, khối kim loại kín,… Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước được áp dụng trong nhiều trường hợp trong cuộc sống.
Bảng đơn vị đo thể tích
Đơn vị đo thể tích của vật rắn không thấm nước được sử dụng theo bảng đơn vị đo thể tích chuẩn. Các em chỉ cần học thuộc bảng đơn vị đo thể tích chung là có thể sử dụng trong cả chất lỏng và vật rắn. Cách quy đổi trong bảng là điều mà các em nên nhớ. Tỉ lệ quy đổi sẽ giúp các em dễ dàng tính toán kết quả, đổi ra số nhỏ hơn để dễ tính toán. Bảng đơn vị đo thể tích xuất hiện trong các dụng cụ đo, bài tập, thí nghiệm. Nắm vững được bảng đơn vị đo này, các em sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện bài tập nữa. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước luôn đi đôi với bảng đơn vị đo thể tích.
Bảng đơn vị đo thể tích
Dưới đây chính là những đơn vị đo thể tích được sử dụng nhiều nhất trong học tập và cuộc sống hiện nay. Chúng tôi đã tổng hợp và quy đổi, các em hãy ghi chép lại nhé!
Bảng quy đổi đơn vị đo thể tích
1l = 1dm3 = 1000cm3
1m3 = 1000l = 1000000ml = 1000000cc
Tỉ lệ quy đổi giữa các đơn vị đo thể tích có thể dùng để thực hiện trong tính toán. Khi các em thực hiện tính toán, đo thể tích của một vật ra số quá to, các em có thể quy đổi đơn vị. Như vậy, người đọc vẫn có thể hiểu được thể tích của vật đó là bao nhiêu mà không cần đọc con số quá lớn. Ngoài ra, đối với các yêu cầu của bài tính cần phải chuyển đổi đơn vị. Các em buộc phải nhớ bảng quy đổi này để chuyển đổi kết quả tính toán theo đơn vị yêu cầu. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước quan trọng nhất là đem đến kết quả chính xác. Nếu các em biết cách đo, nhưng khi quy đổi sai, vẫn gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Tham khảo thêm bảng đơn vị đo khối lượng
Dụng cụ đo thể tích vật rắn không thấm nước
Như chúng ta đã biết đến ở bài trước, dụng cụ đo thể tích chất lỏng chính là bình chia độ. Nhưng đến với vật rắn không thấm nước thì dụng cụ này lại không sử dụng được.
Bình tràn – dụng cụ đo thể tích
Dụng cụ đo thể tích vật rắn không thấm nước được sử dụng trong phòng thí nghiệm và trường học chính là bình tràn. Đây là một loại dụng cụ gần giống với bình chia độ. Trên thân của bình vẫn có những vạch chia, giống với bình chia độ để xác định mực chất lỏng. Tuy nhiên bình sẽ có thêm phần vòi tràn, để chất lỏng trong bình có thể tràn ra. Điều này giúp ích trong quá cách đo thể tích vật rắn không thấm nước. Để dễ hiểu nhất, khi chúng ta thả vật rắn vào bình tràn, phần chất lỏng tràn ra chính là thể tích của vật.
Cách dùng dụng cụ đo
Cách dùng của chiếc bình này và ứng dụng của nó sẽ được đề cập trong mục tới của bài viết. Các em nên nhớ được hình dạng của vật này để tránh nhầm lẫn với bình chia độ thông thường. Bình tràn vẫn có giới hạn định mức và độ chia nhỏ nhất. Tùy vào cách đo thể tích vật rắn không thấm nước mà người ta có thể sử dụng đến các vạch chia này hay không? Các em có thể hỏi thầy cô giáo của mình, hoặc tham khảo hình ảnh của bình tràn để có thể phân biệt.
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước khác với cách đo thể tích của chất lỏng. Chúng ta sẽ để vật rắn chìm vào trong nước sau đó thực hiện đo thể tích của vật. Các em có thể tham khảo các bước dưới đây:
Ước lượng thể tích cần đo.
Ước lượng thể tích cần đo sẽ giúp các em dễ dàng xác định thể tích vật rắn không thấm nước dễ hơn. Bình tràn có nhiều dung tích khác nhau. Bình phải đựng vừa vật rắn không thấm nước. Và khi thả vật vào bình tràn, lượng nước trong bình tràn khi thực hiện đo cũng phải gần đầy. Để khi thả vật rắn vào lượng nước sẽ tràn ra qua vòi tràn.
Bình chia độ – cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
Chọn bình chia độ có hình dạng, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất thích hợp.
Lượng chất lỏng tràn ra sau khi vật rắn không thấm nước được thả vào bình tràn sẽ chảy sang bình chia độ. Chọn bình chia độ có chiều cao thấp hợp vòi tràn của bình tràn để hứng được hết lượng chất lỏng. Thể tích của chất lỏng chảy ra này chính là thể tích của vật được đo. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước chính là như vậy.
Các bước thực hiện như sau:
Đổ gần đầy chất lỏng vào bình tràn.
Đặt bình chia độ hứng dưới vòi của bình tràn.
Đặt cả hai bình lên mặt phẳng cố định nằm ngang sao cho không bị nghiêng hay gồ ghề.
Thả vật rắn không thấm nước vào bình tràn một cách từ từ sao cho nước trong bình tràn chỉ chảy qua vòi tràn.
Sau khi chất lỏng ngừng chảy từ bình tràn sang bình chia độ, xem xét mực nước trong bình chia độ.
Đặt mắt nằm ngang theo mực chất lỏng của bình chia độ.
Ghi chép lại kết quả của mực chất lỏng trong bình chia độ. Đây chính là thể tích của vật rắn không thấm nước cần đo.
Tham khảo thêm cách đo thể tích chất lỏng
Chú ý sau khi đo
Các em nên chú ý trong quá trình thực hiện không làm tràn nước của bình tràn, tránh kết quả sai lệch. Khi ghi kết quả trong bình chia độ các em nên chú ý đến đơn vị thể tích của bình. Có thể quy đổi đơn vị nếu số đo thể tích quá lớn hoặc quá nhỏ. Đây chính là các bước trong cách đo thể tích vật rắn không thấm nước. Hy vọng các em có thể ghi nhớ và áp dụng vào bài học trên lớp của mình nhé!
Trên đây là những điều cần biết về cách đo thể tích vật rắn không thấm nước mà ai trong số chúng ta cũng cần tiếp thu. Với kiến thức này, chúng ta có thể áp dụng nhiều vào thực tế hàng ngày khi cần xác định thể tích của một vật. Đặc biệt là đối với các em học sinh đang học lớp 6, thì kiến thức này cực kỳ hữu dụng. Trong các bài tập hoặc bài thi sẽ có những dạng bài tập tính toán, nêu cách đo thể tích. Các em nên chú ý điều này nhé! Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết hôm nay.
Xem thêm các bài viết khác
Sự nở vì nhiệt của chất rắn là gì? Giải đáp lý thuyết Vật lý 6
Cách đo thể tích chất lỏng