Cách phân biệt một số loại tên lửa?
Theo thống kê, hiện trên thế giới có gẩn 600 loại tên lửa có tính năng, công dụng khác nhau. Dựa trên sự khác nhau của căn cứ phóng tên lửa và vị trí mục tiêu tấn công, có thể chia tên lửa thành mấy loại như sau:
Tên lửa không đối không: là loại tên lửa được gắn trên máy bay tiêm kích, tiêm kích ném bom và máy bay trực thăng vũ trang, dùng để tấn công các mục tiêu bay. Người ta phân loại tên lửa theo tẩm bắn gồm tên lửa ngăn chặn ở cự ly xa (100 – 200 km) , tên lửa ngăn chặn ở cự ly trung bình (40 -100 km), tên lửa đánh chặn ở cự ly gẩn (8 – 30 km), tên lửa tấn công hạng nhẹ (5 10 km).Phương thức dẫn đường của các loại tên lửa này thường là sử dụng tia hồng ngoại, radar bán tự động, radar tự động hoàn toàn., xác suất bắn trúng thường đạt trên 80%.
Tên lửa không đối đất và tên lửa không đối hạm: Là loại vũ khí trang bị cho máy bay, được trang bị trên các máy bay tác chiến hiện đại, như máy bay ném bom, máy bay tiêm kích ném bom, máy bay cường kích, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay tuẩn tra chống ngẩm. Loại này được dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên mặt biển hoặc tàu ngẩm chạy dưới nước.
Bộ phận đẩu nổ của các loại tên lửa này đa phẩn sử dụng thuốc nổ thường, một số ít cũng sử dụng đẩu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, tẩm bắn từ 6 đến 60 km, lớn nhất có thể đạt tới 450 km. Phương thức dẫn đường của tên lửa không đối đất khá phong phú, ví dụ như: sử dụng tia hồng ngoại, tia lade, sợi quang, vô tuyến truyền hình, radar sóng milimét và ảnh hồng ngoại.
Tên lửa đất đối dất, tên lửa đất đối hạm, tên lửa hạm đối hạm: Tên lửa đất đối đất được phóng đi từ đất liền, như nơi đóng quân, đoàn xe bọc thép, sở chỉ huy mặt đất, trận địa phòng không, sân bay, kho tàng, nhất là xe tăng. Căn cứ theo tẩm bắn, tên lửa được phân loại thành loại tẩm xa (từ 100 kmtrở lên), tẩm trung (30 100km), tẩm gẩn (4 – 30 km), sử dụng nhiều phương thức dẫn hướng như bằng tia hồng ngoại, tia lade, sợi quang và radar bán tự động. Tên lửa hạm đối hạm được phân loại theo tẩm bắn gồm tẩm xa (200 – 500 km), tẩm trung (40 – 200 km), tẩm gẩn (dưới 40 km). Tên lửa hạm đối hạm áp dụng hai phương thức là dẫn bằng radar tự động và radar bán tự động. Chúng thường bay với tốc độ dưới âm thanh, một số ít có tốc độ siêu âm.
Tên lửa đối không (bao gồm tên lửa đất đối không và tên lửa hạm đối không) có thể đánh chặn máy bay và địch tập kích, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất, tên lửa đất đối đất trên đường bay. Tẩm bắn của chúng cũng được chia thành 3 loại bao gồm: tẩm xa (từ 100 kmtrở lên), tẩm trung (30 – 100 km), tẩm thấp, rất thấp (4 – 30 km). Phương thức dẫn của loại tên lửa này phẩn lớn là sử dụng radar bán tự động, vô tuyến điện, tia hồng ngoại và tia lade.
Nhìn chung, tên lửa loại nào có ưu điểm của loại đó, phát huy được bản lĩnh riêng trên các chiến trường khác nhau.