Cách so sánh để lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm có thưởng có lợi nhất cho người gửi?

Để hấp dẫn người gửi tiết kiệm, ngân hàng đặt ra các hình thức gửi tiền tiết kiệm có thưởng. Làm thế nào để xác định được hình thức gửi tiết kiệm có thưởng có lợi nhất cho người gửi?

Dưới đây ta sẽ bàn đến phương pháp so sánh chọn hình thức có lợi nhất cho người gửi. Nhiều người cho rằng việc có trúng thưởng hay không là nhờ vận may của người gửi. Thế nhưng cũng có nhiều người lại cho rằng việc trúng thưởng có thể dùng phương pháp so sánh lựa chọn mà có khả năng trúng nhiều hơn. Đứng về góc độ đó, dưới đây nghiên cứu việc chọn thể thức gửi có lợi nhất cho người gửi.

Ví dụ có hai loại gửi tiết kiệm có thưởng. Giả sử mỗi người gửi 100 đồng và cứ 100.000 số gửi lại tiến hành một lần mở thưởng.

Người ta chọn các chữ số cuối và chữ số giữa của các số sổ làm tiêu chuẩn để chọn người được thưởng. Kết quả mở thưởng như sau:

Giải đặc biệt: với các sổ có chữ số ở giữa hoặc ở cuối có nhóm số 83317. Trúng thưởng 30.000 đ.

Giải đặc biệt: lưu động 32901 ở bất kì vị trí nào, tiền thưởng 28.000 đ.

Hình thức gửi tiết kiệm thứ hai theo thể lệ:

Giả sử các số trong 10 vạn số được đánh số từ 000001 đến 10.000; các số trung gian có các số phân bố giữa hai số này là 10 vạn số. Do từ các số 000000 đến 099999 có thể tuỳ ý chọn một trong các chữ số từ 0 – 9. Trong 10 chữ số 0 – 9 có thể có 10 loại khả năng, 10 vạn chữ số chỉ có số 0 có một loại, vì vậy các số từ 000000 đến 099999 có các tổ hợp 1 x 10 x 10 x 10 x 10 x 10 = 100.000 loại, có nghĩa là có 100.000 số có các chữ số khác nhau. Bởi vì từ 1 – 100.000 các chữ số có thể chọn là 100.000 + 1 tức 100.000 số – 1 (tức số 000000) = 100.000

Nắm chắc được phương pháp này ta có thể tính được số người trúng thưởng cho mỗi hình thức. Trước hết ta bàn đến hình thức gửi thứ nhất. Giải sáu là với những số có các chữ số cuối là 1, 3, 5, 7, 9, tức ở chữ số hàng đơn vị chỉ có năm loại khả năng trúng thưởng, còn các chữ số ở các vị trí khác không có ảnh hưởng gì nên có thể có 1 x 10 x 10 x 10 x 10 x 5 = 50.000 loại tình huống. Số người có thể trúng giải sáu là 50.000 người. Cũng với cùng lí do số người trúng giải năm sẽ là 1 x 10 x 10 x 10 x 1 x 1 = 1000 người, số người trúng giải tư 100 người, số người có thể trúng giải ba 20 người, trúng giải nhì năm người, trúng giải nhất một người, trúng giải đặc biệt lưu động một người, trúng giải đặc biệt một người. Từ đó ta sẽ tính được tổng tiền thưởng là: 50.000 x 2 + 1000 x 20 + 100 x 100 + 20 x 1000 + 5 x 5000 + 1 x 100.000 +1 x 28.000 + 1 x 30.000 = 243.000 đ. Tổng cộng tiền gửi mà ngân hàng nhận được là 100.000 x 100 = 10.000.000 đ. Và tỉ lệ tiền thưởng so với tiền gửi là 243.000/10.000.000 = 2,43%.

Theo phương pháp tính toán vừa trình bày với cách gửi tiền có thưởng theo hình thức hai, tỉ lệ số tiền thưởng so với tiền gửi là 4,05%. Theo cách tính toán vừa trình bày ta thấy hình thức gửi hai có lợi cho người gửi hơn hình thức một và người gửi có khả năng được lợi nhiều hơn.

Quy định chế độ mua hàng trả chậm định kì như thế nào?

Ở một số nước, để tăng cường khả năng cạnh tranh tiêu thụ hàng hoá người ta đề ra hình thức bán hàng trả chậm. Trong những năm gần đây, trong tình hình cải cách kinh tế của thời kì mở cửa, ở Trung Quốc cũng đã xuất hiện hình thức bán hàng trả chậm theo định kì.

Bán hàng trả chậm thực chất là hình thức mua chịu hàng hoá.

Giả sử có một kiện hàng giá 1000 đồng. Nếu dùng hình thức mua trả chậm, khách hàng nhận hàng trước, hẹn sau một thời gian, ví dụ như một năm chẳng hạn mới trả tiền. Thế nhưng một năm sau phải trả bao nhiêu tiền. Có thể trả 1000 đồng không? Tất nhiên là không. Bởi vì nếu đem 1000 đồng đến gửi ngân hàng thì sau 1 năm ắt phải có tiền lãi, giả sử lãi suất ngân hàng là 5% một năm thì sau một năm sẽ trở thành 1050 đồng. Nếu năm nay mua hàng trả chậm mà sang năm chỉ trả 1000 đồng thì là quá tiện lợi nhưng chủ hàng sẽ bị thiệt. Vì vậy sau một năm tiền trả cho cửa hàng phải hơn 1000 đồng, ít nhất phải gồm cả lãi theo như lãi ngân hàng thì cũng phải trả đến 1050 đồng.

Như vậy số tiền 1050 năm sau tương đương với 1000đồng thời hiện tại.

Dựa vào công thức tính tiền lãi người ta sẽ tính giá trị tương đương một món tiền cho một năm sau (cả vốn lẫn lãi). Như vậy nếu biết giá trị tương đương vào thời điểm một năm sau (1050 đ) thì phải tính giá trị hiện tại?

Chúng ta có thể dùng các phương trình sau đây để giải đáp câu hỏi này.

Giả sử x là số vốn mà để một năm sau cả vốn lẫn lãi sẽ là 1050 đồng. Ta sẽ có phương trình: x (1 + 5%) = 1050 đ

Giải phương trình ta có:

x = 1050 / 1+5% đ

Vì vậy số vốn hiện tại để 1 năm sau nhận được cả vốn lẫn lãi 1050 đồng là 1000 đồng.

Vậy với số vốn là bao nhiêu để sau hai năm sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi là 1100đ.

Giả sử x là số vốn bỏ ra để sau hai năm nhận được số tiền cả vốn lẫn lãi 1100 đồng, ta có phương trình x (1 + 2 x 5%) = 1100 đ

Từ đó x = 1100 / 1+2 x 5% đ

Như vậy số tiền 1100 đồng vào hai năm sau có giá trị tương đương với 1000 đồng vào hiện tại.

Tất cả các phép tính trên đều dựa vào giả thiết là lãi suất hàng năm là 5%. Nếu với lãi suất p% thì công thức sau đây cho phép tính số vốn x cần bỏ ra để sau n năm nhận được số tiền cả vốn lẫn lãi là b:

Giải thích ý nghĩa giá trị hiện tại và phương pháp tính toán, ta có thể bàn đến vấn đề bán hàng trả chậm.

Xét cho cùng thì hình thức bán hàng trả chậm có khác hình thức bán chịu. Trong hình thức bán hàng trả chậm, khi nhận hàng, khách hàng đã có trả một phần tiền hàng hoá họ đã mua. Ngoài ra trong hình thức trả chậm giữa chủ hàng và khách hàng có thoả thuận rõ ràng về thời hạn trả tiền theo kế hoạch đã định. Vậy dựa vào đâu người ta đặt kế hoạch bán hàng trả chậm? Sau đây ta xét một ví dụ.

Có một mặt hàng đồ điện dân dụng đơn giá là 2180 đồng. Một cửa hiệu muốn đặt kế hoạch bán hàng theo chế độ trả dần kế hoạch trả tiền như sau:

Lần đầu tiên trả 1000 đồng cho cửa hàng và nhận hàng. Sau đó mỗi tháng trả 200 đồng, quy định trả sáu lần trong thời hạn sáu tháng liền.

Theo kế hoạch, các lần trả tiền sau đều dựa vào việc tính giá trị hiện tại tương đương với số tiền phải trả trong các lần trả sau.

Giả sử cũng với lãi suất 5%, mỗi kì trả hàng 200 đồng. Giá trị hiện tại tương đương với 200đ khi trả hàng là: 200 đồng trả trong kì thứ hai tương đương với số tiền thời hiện tại x2 là:

Các lần trả thứ ba, thứ tư…sẽ là

Tổng cộng cả số tiền đã trả trước 1000 đồng thì giá trị phải trả cho món hàng ở các lần sau tương đương với: 1000 + 199 + 198,01 + 197,04 + 196, 08 + 195,12 + 197,12 = 2179,12 đ

Như vậy tổng cộng số tiền mà khách hàng phải trả để mua món hàng là: 1000 + 6 x 200 = 2.200 đ

Nhưng số tiền chỉ tương đương với 2179,12 đồng thời hiện tại so với số tiền phải trả nếu trả tiền ngay là 2180 đồng không sai khác bao nhiêu.

Từ khoá: Trả hàng chậm định kì.