Cân bằng hóa học – Nắm chắc kiến thức hóa 10

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Hóa học đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, những phản ứng hóa học giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến các chất. Để tìm hiểu về cân bằng hóa học cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng, đừng bỏ qua bài viết sau đây của Vietlearn các bạn nhé.

Thế nào là cân bằng hóa học?

Cân bằng hóa học là gì là câu hỏi rất nhiều bạn đọc thắc mắc. Về cơ bản, đây là một trạng thái của những phản ứng thuận nghịch. Ở trong cùng một đơn vị thời gian thì chất phản ứng cùng với chất sản phẩm đều có nồng độ không thay đổi. Nói cách khác, tại trạng thái cân bằng của phản ứng, phản ứng thuận và nghịch vẫn sẽ tiếp tục xảy ra và với những tốc độ bằng nhau, do đó tính chất của phản ứng sẽ không có sự thay đổi có thể quan sát được.

Cân bằng hóa học là một trạng thái của những phản ứng thuận nghịch

Để cân bằng phương trình hóa học, hãy thực hiện theo biểu thức sau đây:

nA + mB ↔ pC + qD

Phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch

Tiếp theo, hãy cùng Vietlearn tìm hiểu về các loại phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch nhé.

Tìm hiểu thêm: Tốc độ phản ứng hóa học hóa 10 – lý thuyết, phương pháp giải bài tập

Phản ứng một chiều

Phản ứng một chiều là một loại phản ứng chỉ diễn ra từ trái sang phải. Trong phản ứng một chiều, những chất tham gia phản ứng sẽ phải biến đổi để tạo thành chất sản phẩm nhưng không xảy ra theo chiều ngược lại.

Ví dụ phương trình cân bằng phản ứng hóa học: H2 + Cl2 → 2HCl

Phản ứng thuận nghịch

Phản ứng thuận nghịch còn được gọi là phản ứng hai chiều. Trong phản ứng thuận nghịch, chất phản ứng sẽ phải biến đổi để có thể trở thành chất sản phẩm và ngược lại, chất sản phẩm cũng sẽ biến đổi để tạo thành chất phản ứng.

Ví dụ một phương trình cân bằng hóa học lớp 10 phổ biến: Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO

Trong phương trình này, mũi tên từ trái sang phải là phản ứng hóa học theo chiều thuận, chất Cl2 tác dụng với H2O cho ra chất HCl + HClO. Ngược lại, mũi tên theo chiều từ phải sang trái là phản ứng hóa học theo chiều nghịch, 2 chất HCl và HClO cũng tác dụng với nhau tạo nên Cl2 và H2O.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng

Tìm hiểu thêm về sự điện ly hóa

Sự cân bằng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Theo nhà hóa học người Pháp Le Chatelier thì khi mà một phản ứng thuận nghịch đang ở trong trạng thái cân bằng lại chịu những tác động bên ngoài như nồng độ, áp suất và nhiệt độ thì phản ứng sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều được làm giảm tác động bên ngoài. Nguyên lý này được gọi là nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier.

Sự cân bằng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nồng độ và áp suất

Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ

Khi một hệ phản ứng đang ở trạng thái cân bằng mà chúng ta thay đổi nhiệt độ của hệ cân bằng đó, sự cân bằng trong hóa học của phản ứng sẽ được dịch chuyển theo chiều có thể chống lại sự thay đổi từ tác động bên ngoài đó.

Ảnh hưởng của yếu tố áp suất

Khi thay đổi yếu tố áp suất của một hệ phản ứng thì sự chuyển dịch cân bằng để chống lại tác nhân thay đổi bên ngoài sẽ có kết quả như sau:

Khi P tăng thì hệ cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều P giảm.

Khi P giảm thì hệ cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều P tăng.

Ảnh hưởng của yếu tố nồng độ

Nếu một hệ phản ứng hóa học đang ở trong trạng thái cân bằng mà nồng độ của một trong các chất của phản ứng bị thay đổi thì hệ cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều hướng chống lại sự thay đổi đó.

Chất xúc tác đóng vai trò gì trong cân bằng hóa học?

Các chất xúc tác không thể làm chuyển dịch hệ cân bằng (không thể biến đổi nồng độ của những chất trong hệ phản ứng và không thể làm biến đổi hằng số cân bằng).

Cân bằng của hệ đồng thể và hệ dị thể

Cân bằng của hệ đồng thể

Trong hệ đồng thể, tại mọi vị trí khác nhau của hệ thì tính chất hóa học và tính chất lý học đều là như nhau. Hằng số cân bằng K trong phản ứng hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ và không bị tác động bởi 2 yếu tố khác là nồng độ và áp suất.

Cân bằng của hệ dị thể

Ngược lại với hệ đồng thể, trong hệ dị thể, tại mọi vị trí khác nhau của hệ thì tính chất hóa học và lý học đều khác nhau hoàn toàn. Trong hệ dị thể, nồng độ của những chất rắn cũng tương đương với hằng số.

Cân bằng hóa học có vai trò gì trong cuộc sống?

Trong cuộc sống, người ta sẽ dựa trên những yếu tố tác động đến tốc độ phản ứng và sự chuyển dịch của hệ cân bằng để nghiên cứu, chọn lọc, từ đó nâng cao hiệu suất của các hoạt động sản xuất hóa học.

Vai trò quan trọng trong sản xuất

Cân bằng hóa học đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Đặc biệt là trong học tập, các bạn cần phải nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng để hiểu rõ hơn về các phương trình. Để tìm hiểu thêm về hóa học, hãy truy cập ngay vào trang web Vietlearn.org/ nhé.

Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề:

Tính chất hóa học của Axit – Học tốt hóa 9 cùng Vietlearn

Đại lượng tỉ lệ nghịch – Toán lớp 7 là chuyện nhỏ

Phép chia các phần thức đại số và các dạng bài tập hay gặp