Cấu tạo và nguyên lý máy sấy khí nén là gì?
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Với khả năng làm khô khí nén nhanh chóng, máy sấy khí nén đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Để quá trình sử dụng và vệ sinh, bảo dưỡng diễn ra nhanh chóng thì bạn cần phải nắm chắc được cấu tạo và nguyên lý máy sấy khí nén. Nếu như bạn chưa biết thì đừng bỏ lỡ các nội dung thông tin trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org
Máy sấy khí nén còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như máy sấy khí, máy sấy khô khí nén,…Đây là thiết bị vô cùng quan trọng trong hệ thống khí nén, giúp loại bỏ độ ẩm, bụi bẩn ra khỏi khí nén để bảo vệ các thiết bị hạ lưu. Khi độ ẩm vẫn tồn tại trong khí nén sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của các thiết bị sử dụng khí nén.
Hiểu một cách đơn giản nhất, máy sấy khí là thiết bị thực hiện nhiệm vụ tách nước, làm khô khí nén đảm bảo khí nén có chất lượng tốt nhất. Trên thị trường hiện nay, có nhiều dòng máy sấy khí khác nhau, mang tới nhiều gợi ý chọn lựa cho người dùng.
Cấu tạo của máy sấy công nghiệp
Cấu tạo máy sấy khí nén tương đối phức tạp, gồm nhiều bộ phận khác nhau trong đó có các bộ phận chính như:
Máy sấy khí làm lạnh
Đường khí nén đi vào
Bộ điều khiển áp suất
Máy nén gas lạnh
Van xả nước tự động
Giàn trao đổi nhiệt khí nén với gas lạnh
Giàn ngưng
Đường khí nén đi ra
Giàn trao đổi nhiệt khí nén với gas nóng
Quạt làm mát cho giàn trao đổi nhiệt
Mặt điều khiển (đồng hồ hiển thị và nút khởi động)
Hộp nguồn điện
Máy sấy khí hấp thụ
Với dòng máy sấy khí hấp thụ sẽ có cấu tạo như sau:
Van khí nén đầu vào
Van xả khí
Bộ phận giảm thanh
Van một chiều tái sinh
Van một chiều cửa xả khí
Hai tháp hấp thụ chứa đầy các hạt hút ẩm.
Nguyên lý hoạt động của máy sấy khí nén
Với từng dòng máy sấy khí sẽ có nguyên lý làm việc khác nhau, cụ thể
Nguyên lý máy sấy khí nén kiểu làm lạnh
Khí nén với áp lực, nhiệt độ, độ ẩm cao sẽ đi từ máy nén khí vào máy sấy khô khí nén qua đường khí nén đi vào. Tiếp theo, khí nén đi qua giàn trao đổi nhiệt và được làm mát sơ bộ bằng dòng khí nén đã được sấy không. Khi được làm lạnh sơ bộ, khí nén đi qua giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas lạnh và chuyển động đảo chiều trong các ống dẫn môi chất gas lạnh với nhiệt độ hóa sương từ 3 – 8 độ C. Ở nhiệt độ này, lượng hơi nước lẫn trong khí nén sẽ ngưng tụ.
Các tạp cấp như dầu, nước và bụi bẩn sẽ được tác ra và đi ra ngoài qua van xả nước ngưng tự động. Lúc này, khí nén đã được làm sạch và khô nhưng nhiệt độ vẫn còn thấp. Chính vì thế, khí nén sẽ được nâng nhiệt độ lên từ 6 – 8 độ C bởi giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas nóng trước khi sử dụng.
Nguyên lý sấy khô khí nén của máy sấy khí hấp thụ
Máy sấy khí hấp thụ có nguyên lý làm việc dựa trên chất sấy khô giúp hạt ẩm làm khô khí nén. Các chất hút ẩm thường được lựa chọn sử dụng đó là silica, alumina dưới dạng các hạt nhỏ.
Máy sấy khí kiểu hấp thụ làm việc theo nguyên lý hấp thụ có cấu tạo máy sấy khí hấp thụ gồm có 2 tháp được gọi là tháp A và tháp B chứa đầy các hạt. Một tháp sẽ có nhiệm vụ làm khô khí nén và một tháp tái sinh khí nén. Chu kỳ làm việc của mỗi tháp đã được cài đặt sẵn trước đó.
Tháp A và B sẽ hoạt động song song với nhau, chu trình thực hiện luân phiên. Khi một tháp đạt tới trạng thái bão hòa, các hạt hút ẩm không còn khả năng tiếp tục hấp thụ hơi nước. Quá trình tái sinh là cần thiết để loại bỏ hơi nước và tái sử dụng chất làm khô. Chất hút ẩm sẽ được tái sinh bằng một trong 2 cách đó là sử dụng không khí nóng hoặc khí nén khô.
Sau quá trình tái sinh chất hút ẩm, van xả 4 sẽ đóng lại, áp suất của tháp B sẽ tăng dần tới áp suất làm việc. Lúc này, van 1 sẽ tự động đóng lại, van 2 và 3 sẽ mở ra; tháp A sẽ thực hiện chu trình tái sinh. Chu trình sấy khô khí nén và tái sinh sẽ được thực hiện liên tục và luân phiên giữa tháp A và B.
Máy sấy khí hấp thụ được sử dụng trong các hệ thống yêu cầu chất lượng khí nén cao, khả năng tách nước ra khỏi khí nén đạt 99,99%, nhiệt độ dưới 0 độ C. Còn đối với máy sấy khí kiểu làm lạnh thường được ưu tiên sử dụng trong trường hợp yêu cầu nhiệt độ điểm sương trên 0 độ C. Với mức chi phí đầu tư thấp, dễ dàng sửa chữa, vận hành ổn định máy sấy khí kiểu làm lạnh được sử dụng phổ biến hơn cả.
Với các thông tin trong bài viết “Cấu tạo và nguyên lý máy sấy khí nén là gì?” sẽ giúp ích với bạn; từ đó biết cách sử dụng và bảo dưỡng đúng chuẩn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy comment phía dưới nhân viên Vietlearn.org sẵn sàng hỗ trợ bạn miễn phí 100%.