Cây tầm gửi là cây gì?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum
Ở Âu, Mỹ, vào mùa Giáng Sinh, người ta thường treo lủng lẳng một cây tầm gửi trước cổng hay trước cửa ra vào nhà. theo tục lệ, khi một cô gái đứng dưới cành tầm gửi ấy thì một chàng trai có thể hôn cô gái một cái. tục lệ này đã có từ thời rất xa xưa. Khi người La Mã cổ chinh phục nước Anh và xứ Gaul (nước Pháp ngày nay) thì người dân bản địa lúc đó là người Celtic đang sống tại các vùng đất này. Những người Celtic này được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của các “giáo sĩ” được gọi là Druids.
Những “giáo sĩ” này dạy rằng linh hồn bất tử. Họ đặt ra nhiều nghi lễ để thờ cúng cây cối và cho rằng bất cứ thứ gì mọc ra từ cây cối đều là tặng vật trời ban cho. trong số các tặng vật ấy có cây tầm gửi. Họ dùng con dao bằng vàng cắt cây tầm gửi treo trước cửa nhà để trừ tà ma. theo họ chỉ có hạnh phúc mới đi xuyên được qua cành tầm gửi đó vào trong nhà. đó có lẽ là khởi đầu của tục lệ hôn cô gái đứng dưới cành tầm gửi. Không phải chỉ người Anh hay người Pháp, mà cả người Bắc Âu (Scandinavian bao gồm Na Uy, thụy điển, đan Mạch) cũng tin tầm gửi là cây sinh phúc. Vào những ngày lễ lạt trong mùa đông, họ đi đốn tầm gửi và treo khắp các lối vào ra trong nhà để chặn không cho ma quỷ đột nhập.
Một lý do khác khiến cho tầm gửi được coi là cây “thần” là vì rễ của nó không bám đất. Cây tầm gửi mọc trên một cây khác. Hạt tầm gửi nảy mầm trên một cây khác bằng cách đâm thủng vỏ cây đó xuyên đến thân gỗ và hút các chất bổ dưỡng của cây kia để nuôi thân. Và cứ thế, cây tầm gửi từ từ lớn lên trên thân cây kia. Bởi vậy ta thấy rễ tầm gửi không bám xuống đất là vậy. Bởi vì nó đâu cần. “thức ăn” đã được cây kia làm sẵn cho cả rồi. Nhiều khi, cây tầm gửi đã hút hết chất bổ dưỡng của cây kia và trở nên xanh tốt, trong khi cây kia, do không còn đủ chất bổ nên trở nên héo mòn rồi chết.
Ở miền nam và miền tây Hoa Kỳ, tầm gửi thường sống bám vào cây sồi và nhiều loại cây khác. Những loại cây có quả mọng rất được chim chóc ưa thích. Chim ăn những trái này, hạt của những trái này dính vào mỏ. để gỡ những hạt này ra, chim “quyệt” mỏ vào vỏ của cây khác. thế là hạt nảy mầm thành cây tầm gửi.