Cha mẹ gây áp lực cho con cái – Những hậu quả khôn lường

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Cha mẹ gây áp lực cho con cái đã không còn là một hiện tượng hiếm thấy hiện nay. Nó xuất hiện nhiều và thậm chí trong xã hội đã rung lên những hồi chuông cảnh báo. Bởi những hệ lụy tai hại mà áp lực của ba mẹ đè nặng lên vai con em mình. Thực trạng vấn đề này đang diễn ra như thế nào? Có những hệ quả gì đã để lại sau những áp lực chất chồng ba mẹ dồn cho con? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Thực trạng cha mẹ gây áp lực cho con cái và những hậu quả khôn lường

Thực trạng cha mẹ gây áp lực cho con cái và những hậu quả khôn lường

Tâm lý muốn con nghe theo sự sắp xếp của ba mẹ

Với cương vị là những người làm cha, mẹ. Tất nhiên, ai cũng sẽ đặt niềm tin và sự kỳ vọng vào con mình. Ba mẹ mong mỏi con hạnh phúc và thành công, có một cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi. Đây là tâm lý chung của những đấng sinh thành. Nhưng đôi khi, cách họ thể hiện tình yêu của mình đối với con cái vượt quá giới hạn. Khiến cho tình yêu đó trở nên áp lực và khiến con nặng nề. Những kỳ vọng ba mẹ đặt cho con thường theo suy nghĩ chủ quan của ba mẹ. Coi việc đó là tốt nên con phải làm theo. Trong khi điều con mong muốn, ước mơ của con lại hoàn toàn khác so với định hướng đó.

Thực trạng cha mẹ gây áp lực cho con cái – con chưa thực sự được lắng nghe

Thực trạng cha mẹ gây áp lực cho con cái – con chưa thực sự được lắng nghe

Theo kết quả được lấy từ Báo cáo Tiếng nói Trẻ em Việt Nam – báo cáo được thực hiện vào tháng 4 năm 2021 về các vấn đề trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Báo cáo được tiến hành tại 7 tỉnh thành và được chia sẻ trong hội thảo cũng như được công bố bởi Viên nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD). Ta thấy một thực tế rằng đã và đang có rất nhiều trẻ em chưa được thực sự lắng nghe bởi các thành viên trong gia đình. Các em chưa được tham gia vào các vấn đề có liên quan đến chính bản thân các em. Hay các vấn đề của gia đình. Như việc tham gia học tập, quyết định định hướng nghề nghiệp, thậm chí là vấn đề vui chơi, giải trí.

Đã có rất nhiều ý kiến được phản hồi từ các em học sinh về vấn đề cha mẹ đang áp đặt và tự ý sắp xếp cũng như định hướng tương lai của con theo ý mình. Nhiều ý kiến của trẻ đưa ra bị phụ huynh phớt lờ. Những đứa trẻ đang chưa có được những giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề này. Thậm chí, đã có những ghi nhận về trường hợp ba mẹ thay vì giúp con sửa lỗi sai. Thì đã sử dụng bạo lực để ép buộc con phải nghe theo sắp xếp của mình.

Những áp lực, lo âu mà trẻ phải đối diện trước sự kỳ vọng, áp đặt của cha mẹ

Những áp lực, lo âu mà trẻ phải đối diện trước sự kỳ vọng, áp đặt của cha mẹ

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Ông Khuất Văn Quý cho rằng vấn đề ba mẹ luôn đặt những kỳ vọng lớn hay những áp lực vô hình vào con. Có thể mang đến những tác động tiêu cực cho trẻ. Theo thực tế đời sống, có thể thấy hiện nay, một số gia đình chưa thực sự coi trọng suy nghĩ và mong muốn của trẻ. Trong khi đó, mục tiêu của giáo dục là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của mọi vấn đề. Nhưng hiện nay, trẻ chỉ như một thành phần phụ, được ba mẹ lập trình như một chiếc máy, chạy theo và làm hài lòng kỳ vọng của những người xung quanh.

Ở đây, ta có thể nói việc đặt kỳ vọng vào con cái không phải một vấn đề hoàn toàn sai lầm. Song, phụ huynh phải có những kỳ vọng đúng đắn vào con. Nên kiểm soát những mong muốn của mình vào con trẻ. Hãy để con cảm thấy thoải mái, tự do lựa chọn. Việc ép buộc trẻ chạy theo mong muốn của phụ huynh là hoàn toàn sai lầm. Ông Khuất Văn Quý khuyên các bậc phụ hynh nên đặt mình vào vị trí của con để hiểu những khó khăn mà con đang phải chịu. Sau những áp lực từ phía gia đình, con căng thẳng, lo âu, mỏi mệt và có dấu hiệu của các căn bệnh liên quan đến tâm lý.

Lời kết

Bài viết vừa rồi đã khái quát những kinh nghiệp quý báu. Mà Vietlearn dành tặng cho gia đình và trẻ về chủ đề cha mẹ gây áp lực cho con cái. Nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ là một công việc thiêng liêng, cao đẹp. Không có công thức chung nào cho vấn đề giáo dục. Vậy nên, mỗi phụ huynh hãy cố gắng gần gũi. Và quan sát con mình để có thể có được những phương pháp dạy con tốt nhất. Để con có thể tự do phát triển và là chính mình. Những áp lực có thể mang đến các mặt tiêu cực khó lường trước. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên quan tâm, yêu thương và tôn trọng những cảm nhận của con trẻ hơn nhé!

Xem thêm