Charles Đại đế là ai?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 9 – Arkady Leokum vào năm 800 Công nguyên, có một người – một quốc vương – dùng quyền thế vũ lực của mình để thống nhất lại châu âu, kiến tạo lại một Đế quốc La Mã mới. Nhưng ông không phải là một người La Mã mà là một người Teuton. Tên ông là Charles. Tên văn Pháp của ông gọi là Charlemagne, có nghĩa là Charles Đại đế.

Ban đầu, Charlemagne chẳng qua chỉ là quốc vương nước Pháp, nhưng ông luôn cảm thấy, nếu như chỉ làm quốc vương của một nước thôi thì chưa đủ. vì thế, không bao lâu ông đem quân chinh phục các nước lân cận: Tây Ban Nha và nước Đức. Sau đó, ông dời thủ đô từ Paris về Aix-la-Chapelle nước Đức. Đối với một Đế quốc mà lãnh thổ rộng lớn thế này thì việc định đô ở Aix-la-Chapelle so ra thuận lợi hơn ở Paris nhiều. Hơn nữa, ở Aix-la-Chapelle có suối nước nóng, cho nên có nơi tắm tốt, vì Charles Đại đế rất thích bơi lội, và ông còn là một kiện tướng bơi lội xuất sắc.

Bấy giờ, Ý đang dưới sự thống trị của giáo hoàng. Nhưng ở miền Bắc Ý có những bộ lạc hay quấy nhiễu giáo hoàng, khiến giáo hoàng không lúc nào được yên ổn. giáo hoàng bèn nhờ Charlemagne xuất binh đi chinh phục những bộ lạc này. Charlemagne rất vui lòng giúp giáo hoàng, cho nên ông dẫn quân đến Ý, và chẳng hao sức lực ông đã chinh phục được những bộ lạc ấy. vì vậy giáo hoàng rất biết ơn Charlemagne, và mong có ngày sẽ trả ơn này.

Bấy giờ, tín đồ Ki tô giáo ở khắp nơi đều thích đến La Mã để đến đại giáo đường Thánh Peter cầu nguyện. Đại giáo đường Thánh Peter được xây dựng trên mảnh đất mà trước kia Thánh Peter tuẫn nạn trên thập tự giá. vào mùa giáng sinh năm 800 Công nguyên, Charles- magne cũng nhân đó mà đến La Mã. Hôm giáng sinh ông đến giáo đường Thánh Peter, trong khi ông đang cầu nguyện thì chợt giáo hoàng đi tới, đem hoàng miện đội lên đầu ông, và gọi ông là “Hoàng đế”. Thời bấy giờ, giáo hoàng có thể sắc phong quốc vương và Hoàng đế, thế nên Charlemagne vừa làm Hoàng đế nhiều quốc gia mà ông thống trị ra lại còn làm Hoàng đế Ý. Nhiều quốc gia sáp nhập lại, lãnh thổ càng trở nên rộng lớn, nếu so với Đế quốc La Mã xưa kia thì Đế quốc La Mã bây giờ còn rộng lớn hơn nhiều. Cho nên, Đế quốc của Charlemagne được xem như là một Đế quốc La Mã mới, có điều có một điểm rất khác, ấy là nó bây giờ không phải dưới quyền thống trị của người La Mã, mà là dưới quyền thống trị của người Teuton.

Lúc đầu, Charlemagne chỉ là một người dốt nát, bởi không có người Teuton nào trải qua sự giáo dục. Có điều, nhiều người Teuton khác vốn không biết mình là kẻ dốt nát, vả lại đối với họ việc có tri thức hay không cũng chẳng quan hệ gì. Nhưng Charlemagne lại không giống họ, ông hết sức mong cầu sự hiểu biết. việc gì người khác có thể làm được thì ông cũng mong mình làm được như thế.

Thời kỳ dưới sự thống trị của người Teuton rất ít người có học thức, hầu hết đều không biết đọc biết viết. Charlemagne rất muốn học hỏi thêm, nhưng trong đất nước ông không có một người đủ giỏi, hay người đủ tài để ông học hỏi. Có điều, ở nước Anh lại có một tu sĩ học vấn rất uyên bác tên là Alcuin. Có thể nói, người đương thời không ai sánh bằng ông. Do đó, Charlemagne bèn mời ông từ nước Anh về để dạy ông và nhân dân ông đọc sách. Alcuin dạy Charlemagne những vấn đề khoa học, dạy ông thi ca La tinh và Hy Lạp; và cũng đem những hiểu biết và học vấn của các nhà triết học Hy Lạp dạy cho ông.

Những kiến thức học vấn này Charlemagne rất dễ dàng tiếp thu; có điều khi học đọc, học viết, tuy là chuyện giản đơn nhưng đối với Charlemagne lại là điều rất khó. Ông cố gắng học lắm cũng chỉ biết đọc, còn viết chữ thì ông hoàn toàn chịu thua, chỉ viết được tên mình mà thôi. Mãi đến sau này Charlemagne mới bắt đầu học, nhưng khoảng thời gian nửa cuộc đời sau này, ông học không ngừng nghỉ, học không biết mệt. Ngoại trừ việc đọc sách và viết chữ đối với ông rất khó khăn ra thì các mặt khác – trừ ông thầy Alcuin – có thể nói ông là người có học vấn, có kiến thức nhất châu Âu bấy giờ.

Các cô con gái của Charlemagne tuy đều là công chúa, nhưng Charlemagne vẫn muốn họ học dệt, học may, học nấu nướng như là họ cần phải tự lực mưu sinh vậy.

Tuy Charlesmagne là một Hoàng đế có tiền có thế, có thể muốn gì được nấy, muốn làm gì thì làm, nhưng ông ăn uống rất giản dị, áo quần mặc rất đơn sơ.

Dù thích sống giản dị song hoàng cung của ông thì lại thật giàu sang lộng lẫy. Các loại bàn ghế dùng trong cung hoàn toàn khảm bằng vàng bạc, ông còn bày biện nhiều thứ đồ vật lóa mắt sang trọng khác. Trong cung, ông xây một hồ bơi, một thư viện, một nhà hát đều lộng lẫy đẹp đẽ, quanh hoàng cung đều là hoa viên với đầy đủ các loại hoa vàng đỏ tím xanh… rực rỡ.

Sau khi Charlemagne chết, tân Đế quốc La Mã bị chia năm xẻ bảy, không thể nào hợp nhất lại được nữa.