Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì?
Bất kể động vật, thực vật hay loài người, trong cơ thể đều tồn tại các loại chất xúc tác, hoạt động sống của chúng đều không thể tách rời sự giúp đỡ của chất xúc tác.
Chất xúc tác quan trọng như vậy, trên thực tế là một loại protêin1 có tác dụng xúc tác trong cơ thể sinh vật. Dưới tác dụng của chất xúc tác mới có thể có hoạt động sự sống như tiêu hoá, hô hấp, vận động, sinh trưởng, phát dục, sinh sôi… mới có thể xuất hiện sự biến đổi hoá học như sự trao đổi vật chất…
Chất xúc tác có tác dụng xúc tác rất mạnh, có thể nâng tốc độ phản ứng sinh hoá trong cơ thể sinh vật lên 100 triệu ~ 10 tỉ lần. Ví dụ loài người hay một số động vật bậc cao thì trong thức ăn có một lượng tinh bột lớn, những tinh bột này được đưa vào trong cơ thể, nếu như không có chất xúc tác tinh bột tham gia vào xúc tác thì không thể thuỷ phân thành monosacarit mà cơ thể sinh vật có thể sử dụng được.
Có thể nói, động vật đưa thức ăn vào đường ruột tiêu hoá phân giải, sau đó, vật chất phân giải ra sau khi được hấp thu, trong các tổ chức tế bào tiến hành sự biến đổi phức tạp và biểu hiện ra thành các hiện tượng của sự sống thì đều được tiến hành dưới tác dụng của chất xúc tác. Thực ra, không chỉ là động vật và loài người mà hạt giống của thực vật qua nảy mầm, khai hoa, kết quả và tiến hành tác dụng quang hợp cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của chất xúc tác được.
Chất xúc tác phát huy được tác dụng quan trọng trong cơ thể sinh vật và cũng đặc biệt thích hợp “sinh tồn” trong cơ thể sinh vật. Đây là do chất xúc tác đặc biệt mẫn cảm đối với nhiệt độ cao, mà phản ứng sinh hoá trong cơ thể sinh vật đều là được tiến hành dưới nhiệt độ thường, áp suất thường, làm cho chất xúc tác thường ở trạng thái hoạt tính. Nếu như chất xúc tác bị đốt nóng lên thì chúng sẽ mất đi hoạt tính.