Chuẩn bị cho con vào lớp 1: Mẹ Nhật Nam chia sẻ

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 vẫn luôn là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Ở độ tuổi này, trẻ bước vào một giai đoạn có thể coi là quan trọng bậc nhất trong đời. Bởi nó là bước lấy đà cho sự phát triển lâu dài của trẻ. Hãy tìm hiểu kinh nghiệm của những người thành công trong giáo dục con cái. Mời phụ huynh tham khảo chia sẻ của mẹ thiên tài Đỗ Nhật Nam. Để rút ra cho bản thân những kinh nghiệm quý báu nhé!

Tâm lý của trẻ khi chuẩn bị vào lớp 1

Bước vào lớp 1 được coi là bước ngoặt quan trọng của mỗi bé. Nếu như ở những độ tuổi nhỏ hơn, nhiệm vụ chính của con chỉ là vui chơi. Và khám phá theo sở thích và mong muốn của chính mình. Thì khi lên 6, trẻ sẽ phải bắt đầu làm quen và bước vào một môi trường mới. Trẻ sẽ phải học làm quen với những điều trước đây chưa từng. Bắt đầu với những nguyên tắc cứng nhắc có thể sẽ là rào cản đối với trẻ. Nếu không giáo dục đúng cách, tâm lý trẻ và cả quá trình học tập sau này cũng có thể bị ảnh hưởng.

Vậy, những điều cần chú ý để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là gì? Vietlearn gợi ý cho ba mẹ một số vấn đề sau đây:

  1. Chuẩn bị kỹ lưỡng về vấn đề tâm lý của trẻ

Về tâm lý trẻ, phụ huynh nên tạo cho trẻ sự thoải mái, không quá áp lực. Tuyệt đối tránh để trẻ sợ hãi, trốn tránh việc đi học. Ngoài ra, bước sang một môi trường mới, đồng nghĩa với việc phải tạm biệt những người bạn cũ. Và bắt đầu tạo nên những mối quan hệ bạn bè mới. Ba mẹ nên sát cánh bên con như một người bạn lớn, chia sẻ và tâm sự cùng con. Cuối cùng, trong bước chuẩn bị tâm lý, hãy để trẻ tò mò và yêu thích việc đi học lớp 1.

  1. Chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết

Tâm lý của trẻ khi chuẩn bị vào lớp 1

Thay đổi môi trường học tập, trẻ bắt đầu lối sống tự lập hơn tại trường cấp 1. Có lẽ điều này sẽ khiến trẻ lúng túng. Vì vậy, để trẻ tự tin và có thể phát huy được hết khả năng của mình trong môi trường mới, phụ huynh nên giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng cơ bản. Ví dụ như thói quen đúng giờ, thói quen đọc sách, rèn luyện sự tập chung, làm việc theo thời gian – thời khóa biểu hay kỹ năng giao tiếp…

Ba mẹ cũng nên luyện tập trước cho con về khả năng tập đọc. Cùng Vietlearn tìm hiểu thêm những chú ý khi dạy trẻ tập đọc tại bài viết Bật mí phương pháp dạy bé lớp 1 tập đọc vô cùng hiệu quả

  1. Chuẩn bị cho con vào lớp 1 về mặt vật chất, dụng cụ học tập

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 cần được chú trọng nhiều vào việc chuẩn bị đồ dùng học tập. Trong những ngày đầu tiên đến trường, việc thiếu sách, bút có thể khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong tiếp thu bài giảng. Dụng cụ học tập cũng có thể trở thành động lực giúp trẻ yêu việc học hơn. Ba mẹ có thể lựa chọn cho con những đồ dùng xinh xắn có in hình nhân vật hoạt hình con yêu thích.

Mẹ Nhật Nam chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị cho con vào lớp 1

Chị Phan Hồ Điệp là một người mẹ được biết đến là một người phụ nữ tâm lý và thành công trong nuôi dạy con cái. Cậu bé Nhật Nam nhờ sự chăm sóc, dạy dỗ của mẹ đã trưởng thành và thành công giành được nhiều giải thưởng danh giá trong học tập. Chị chia sẻ kinh nghiệm để con không sợ học ngay từ vạch xuất phát. Chị cho rằng quá trình học tập của một đứa trẻ có điểm xuất phát bằng nhau là từ lớp 1. Dưới đây là một số kinh nghiệm của chị sẽ được Vietlearn tổng hợp và chia sẻ tới ba mẹ:

Chuẩn bị đồ dùng cho con

Để các bậc phụ huynh không tốn tiền vào những đồ dùng không cần thiết. Chị Điệp đã gợi ý một số thứ cần mua để con đầy đủ đến trường:

Đứng đầu danh sách của chị là hộp bút. Theo chị, việc mua hộp bút cho con không chỉ giúp con rèn luyện tính gọn gàng, ngăn nắp. Mua hộp bút nên mua loại có in hình con thích còn tạo cho con động lực tới trường.

Tiếp theo là bút chì. Chị nói rõ rằng nên mua bút chì Staedtler 2B sẽ phù hợp nhất với yêu cầu học tập của con. Bên cạnh đó là các dụng cụ khác như thước kẻ, tẩy,… Bút mực trẻ sẽ chưa cần dùng ở kỳ một nên ba mẹ có thể chuẩn bị cho con sau.

Lựa chọn cặp sách cũng là một vật dụng khiến nhiều ba mẹ trăn trở. Ở chia sẻ của mình, mẹ Nhật Nam khuyên phụ huynh nên mua những loại cặp nhẹ và nhỏ gọn, phù hợp với cơ thể bé. Không nên mua những loại cặp sách quá to hay quá nặng. Điều này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương của trẻ.

Cuối cùng, về vở ghi chép. Chị Điệp khuyên phụ huynh nên mua sách ở trường hoặc làm theo hướng dẫn, quy định của thầy cô và nhà trường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cần thiết phải mua vở, ba mẹ có thể chọn loại vở 5 ly và có chống lóa.

Mẹ Nhật Nam chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị cho con vào lớp 1

Chuẩn bị tâm thế

Không chỉ trẻ cần một tâm lý vững vàng mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng phải chuẩn bị. Hãy thật kiên định và trở thành những người bạn đồng hành bên con. Để con bước qua “cửa ải lớp 1” một cách suôn sẻ nhất. Phụ huynh cần tìm hiểu rất nhiều và hãy chia sẻ với con về những điều thú vị con có thể thấy khi bước vào lớp 1.

Chuẩn bị thật tốt cho ngày khai giảng của con

Ngày khai giảng để con vào lớp 1 có thể sẽ là một kỉ niệm khó quên trong suốt cuộc đời đi học của con trẻ. Vì vậy, nếu có thể, chị Điệp cho rằng ba mẹ nên cùng con tham dự khai giảng. Trước sự bỡ ngỡ khi bước vào một môi trường mới. Nếu có ba mẹ đồng hành, con có thể sẽ yên tâm, vững bước, bắt đầu hành trình học tập của mình tốt hơn.

Chuẩn bị cho con vào lớp 1: Thói quen học tập là vô cùng quan trọng

Con cần rèn luyện thêm nhiều thói quen học tập. Ngoài ra, cần nuôi dưỡng niềm vui học tập cho con. Hãy để trẻ học tập trong niềm vui và vì trẻ yêu thích việc học. Hiện nay, có không ít các bậc phụ huynh trong tâm thế ép buộc trẻ phải học. Tuy nhiên, có thể nói điều này là sai lầm. Trẻ ở độ tuổi này vẫn đang trong đà mải chơi và vừa làm quen với “công việc” mới. Vì vậy, ba mẹ nên để trẻ từ từ thích nghi. Có một số nguyên tắc được mẹ Nhật Nam áp dụng trong nuôi dạy con cái:

Không nên cho trẻ làm quá nhiều bài tập về nhà.

Không ép buộc con phải đạt được thành tích

Duy trì việc đọc sách cho con và hướng dẫn con đọc sách mỗi ngày

Kho tài liệu học tập Miễn Phí – Vietlearn

Lời kết:

Trên đây là bài tổng hợp của Vietlearn về những kinh nghiệm khi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 của mẹ bé Nhật Nam. Mong rằng ba mẹ có thể tìm được phương pháp thích hợp, làm giảm căng thẳng cho bản thân và trẻ khi trẻ vào lớp 1. Đ