Chúng ta thở ra khí CO2, để dập tắt lửa?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Đúng là CO2 có được dùng trong một số bình chữa lửa, các luồng hơi này sẽ cướp đi O2 của ngọn lửa nhỏ, chặn lại quá trình cháy. Và cũng đúng là chúng ta có thở ra khí này ở nồng độ cao hơn 100 lần so với không khí mà chúng ta hít vào, nhưng nồng độ của CO2 ở trong hơi thở của chúng ta cũng chỉ chiếm khoảng 5% khối lượng, cho nên khi chúng ta thổi vào một ngọn lửa, chúng ta vẫn cung cấp cho nó một nồng độ O2 khá lớn, và nó phản ứng lại bằng cách cháy sáng hơn nữa. Ngay cả khi chúng ta chỉ thở ra toàn CO2, cũng không chắc chúng ta có thể thổi tắt gì nhiều, vì chúng ta sẽ hết hơi trước khi ngọn lửa bị làm lạnh đủ để không bùng cháy trở lại. Đối với những ngọn lửa thực sự lớn, CO2 đôi khi còn làm cho mọi việc tệ hại hơn, bởi vì nhiệt độ cao sẽ phá vỡ phân tử CO2, biến chúng thành một nguồn O2 dồi dào. Đây chính là điều đã xảy ra trong phản ứng hạt nhân nổi tiếng Windscale tháng 10 năm 1957. Khi các nhà khoa học đang cố làm nguội uranium nóng chảy bằng CO2 lỏng, họ phát hiện rằng họ chỉ đang làm cho ngọn lửa càng khủng khiếp hơn. Nhận thấy sai lầm của mình, họ chỉ đơn giản đổ nước vào ngay trung tâm bằng một vòi nước cứu hỏa. Thật may mắn, việc này đã làm vùng trung tâm đủ lạnh để dập lửa và tránh được một thảm họa như những gì xảy ra tại Chernobyl gần 30 năm sau.