Có bao nhiêu thành viên trong gia tộc biển cả?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum
Thế giới đại dương thống nhất trên trái đất này có thể xem như một gia tộc gồm mấy thành viên chủ yếu. Hơn 100 năm qua, thành viên trong gia tộc có mấy lần biến động, ít nhất có ba thành viên, nhiều nhất là năm thành viên. Chúng biến động như thế nào? 150 năm trước đây, hội Địa lý Luân Đôn của nước Anh chia thế giới đại dương thành năm thành viên: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng
Dương và Nam Băng Dương. Qui định Nam Băng Dương lấy vòng Nam cực làm ranh giới, Bắc Băng Dương lấy đại lục xung quanh làm ranh giới, bắc Đại Tây Dương lấy vòng Bắc cực làm ranh giới. Cách chia ra làm năm thành viên này đã dùng được hơn 50 năm.
Ở thế kỷ này, có một số học giả chia thế giới đại dương thành ba thành viên: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, bỏ Nam Băng Dương để nhập vào ba thành viên này, Bắc Băng Dương nhập vào Đại Tây Dương, qui phần Bắc Địa Trung Hải và biển vùng ven vào Đại Tây Dương.
Năm 1928 và năm 1937, Cục Đo đạc Đường biển Quốc tế lần lượt công bố “phương án phân chia thế
Bắc Băng Dương
Ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Nam Băng Dương
Thái Bình Dương giới hải dương”, cơ bản đồng ý tên gọi và đường ranh giới của năm thành viên lớn mà hội Địa lý Luân Đôn nước Anh đã đưa ra; đồng thời vẽ cụ thể ranh giới biển vùng ven. Năm 1953, vẫn do tổ chức quốc tế này đề xuất phương án: bỏ Nam Băng Dương, gia tộc biển cả còn bốn thành viên: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Nam Băng Dương lại thành một bộ phận của ba đại dương. Tổ chức này còn công bố phân chia cụ thể: ranh giới, diện tích, dung lượng nước… và một loạt các số liệu đo đạc của bốn thành viên, nó được các học giả thế giới sử dụng cho đến bây giờ.
Mấy chục năm gần đây, theo sự nghiên cứu càng sâu về Hải dương học, đặc biệt là việc khảo sát vùng đất Nam cực và vùng biển xung quanh, ngày càng có nhiều học giả Hải dương học cho rằng: vùng nước rộng lớn nối thông phần phía Nam của Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương là một vùng biển địa lý có đủ đặc trưng tự nhiên độc lập, phải chia riêng thành một hải dương độc lập – Nam Băng Dương. Mấy năm gần đây, có nhiều học giả cho rằng: gia tộc của thế giới biển cả phải có năm thành viên: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Băng Dương. Cách vẽ ranh giới cụ thể phía Bắc Nam Băng Dương còn có những ý kiến khác nhau.