Có phải bất kì kính viễn vọng nào cũng có thể thấy được dạng tròn của một ngôi sao?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum
Cho dù được nhìn qua một kính viễn vọng mạnh nhất, mọi ngôi sao nằm xa mặt trời trông chỉ giống như nó được nhìn qua một ống nhòm đồ chơi: chỉ là một chấm sáng nhỏ. Năm 1868, nhà Vật lý Armand Fizeau chỉ ra rằng bề rộng của một ngôi sao vẫn có thể đo được bằng cách khai thác các đặc tính sóng của ánh sáng. Họ sử dụng một cặp gương để kết hợp các tia sáng đến từ mép của ngôi sao. Bằng cách di chuyển cặp gương sao cho các tia sáng giao thoa với nhau sẽ có thể suy ra khoảng cách ban đầu giữa các tia sáng và nhờ đó biết được độ lớn của ngôi sao.
Năm 1920, nhà thiên văn học Albert Michelson đã lên trang nhất của báo New York Times sau khi sử dụng phương pháp trên để khám phá ra rằng Ngôi sao đỏ khổng lồ Betelgeuse có chiều ngang khoảng 417 triệu km hay bằng 300 lần đường kính mặt trời. Trong nhiều thập niên, đây có vẻ như là giới hạn của “kỹ thuật giao thoa” nhưng trong suốt thập niên 1980 Tiến Sĩ John Baldwin và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Cambridge đã bắt đầu nghiên cứu các cách thức để biến phương pháp trên thành một cách để nhìn thấy dạng tròn của các ngôi sao. Chi tiết của nó rất phức tạp nhưng về bản chất, các kính lồi được sử dụng để làm đầy phần còn lại trong hình ảnh của ngôi sao, nhờ đó bộc lộ toàn bộ bề mặt ngôi sao. Tháng 9 năm 1995, nhóm của ông đã thu được hình ảnh bề mặt của Capella, một ngôi sao sáng ở phía bắc của chùm sao Ngự Phu (Auriga) và khẳng định các bằng chứng trước đây rằng sao Capella thực ra là hai ngôi sao đang bay xung quanh nhau. Từ đó nhóm cũng thu được hình ảnh của nhiều ngôi sao khác, trong đó có Betelgeuse.