Có phải khi mưa, càng đi nhanh càng ít bị ướt đẫm nước mưa?

Thông thường khi đi trong mưa người ta cố gắng chạy thật nhanh vì cho rằng đi càng nhanh thì càng ít bị ướt đẫm nước mưa. Thực tế có phải như vậy không?

Giả sử thân người là một cột vuông dài thì, diện tích của các mặt trước, mặt bên và đỉnh đầu tỉ lệ 1: a: b, thân người chuyển động theo phương trục x với tốc độ v, đoạn đường di chuyển là L.

Giả sử mưa rơi với vận tốc u có các thành phần tốc độ theo các trục Ox, Oy, trên mặt bằng và trục thẳng đứng Oz là Ux, Uy, Uz.

Trong đơn vị thời gian, nước mưa rơi vào trước mặt, mặt bên và đỉnh đầu làm ướt đẫm nước mưa, có liên quan đến diện tích các mặt, phương hướng chuyển động và tốc độ tuyệt đối của nước mưa, vì vậy trong đơn vị thời gian thì độ đẫm nước mưa có thể biểu diễn bằng: trong đó, K là hệ số tỉ lệ. Vì vậy trong khoảng thời gian 1/v, tổng lượng nước mưa ướt đẫm vào người sẽ bằng:

Trong đó, v là biến số, S là các đại lượng phụ thuộc v. Sau đây ta sẽ xét các trường hợp khi v < Ux, tức khi vận tốc người nhỏ hơn tốc độ của mưa

Hiển nhiên v càng lớn thì S(v) càng bé hay nói cách khác, trong trường hợp này thì đi càng nhanh càng bị ướt đẫm nước mưa.

Cũng theo công thức trên chúng ta có thể tìm thấy v ≥ uv, nếu Ux < a|ux| + b|uz| thì nếu chạy càng nhanh càng ít bị đẫm nước mưa. Nhưng nếu Ux > a|ux| + b|uz| thì chạy càng nhanh càng đẫm nhiều nước mưa. Thực ra do trong trường hợp này tốc độ của mưa theo phương trục x, lượng mưa rơi vào người chủ yếu từ phương này, vì thế trường hợp này v không nên quá lớn. Trái lại trong trường hợp này tốc độ di chuyển của người và nước mưa bằng nhau tức là v = Ux thì lượng nước mưa đến từ phía trước bằng 0.

Mọi người đều biết chiều cao của người có liên quan chặt chẽ với tính di truyền. Thông thường nếu cha mẹ cao to thì sinh ra con cái cũng có tầm vóc cao to. Thế nhưng trong cuộc sống thường ngày cũng có nhiều ngoại lệ. Vì sao vậy? kê.

Sau đây chúng tôi xin trình bày một số khái niệm về toán thống

Giả sử x1, x2,…xn là chiều cao của n người.

Thế thì chiều cao trung bình của nhóm người này sẽ là và độ lệch quân phương

Phản ánh sự sai lệch của các giá trị xi so với số trung bình.

Để phản ánh mối quan hệ di truyền của bố mẹ và con cái về phương diện tầm vóc cơ thể, người ta đã tiến hành nghiên cứu 1000 đôi cha con về mối tương quan chiều cao của họ. Giả sử x và y biểu diễn chiều cao của cha và con, và chọn x là chiều cao của bố đặt trên trục hoành, còn y là chiều cao của con đặt trên trục y. Đặt các cặp số (xi, yi) trên toạ độ phẳng (i – 1,…,1000) ta có thể tìm thấy toàn bộ quang cảnh của mối liên quan này bằng đám tương quan có dạng hình bầu dục, hình bầu dục có trục nghiêng 45o.

Vì vậy đường biểu diễn độ tản mạn SD sẽ là đường thẳng cắt trục hoành một góc 45o. Và bởi vì so với cha thì con thường cao hơn cha khoảng 2 cm và đường biểu diễn độ tản mạn sẽ xuất phát từ điểm 158 cm trên trục hoành.

Ta thử xét các trường hợp các ông bố cao 182 cm trở lên thì các đứa con đại đa số phân bố ở phía dưới đường tản mạn. Trái lại với các ông bố có chiều cao thấp hơn 166 cm thì những đứa con thường có chiều cao phân bố phía trên đường SD. Trên hình vẽ đường thẳng biểu diễn bằng nét đứt là đường hồi quy. Dựa vào đường hồi quy có thể biết chiều cao bình quân của những đứa con so với chiều cao của các ông bố. Ví dụ với các ông bố cao 182 cm thì con cao trung bình 180 cm; còn với các ông bố cao 166 cm thì con cao bình quân 171 cm.

Trên đây chúng ta vừa xét “hiệu ứng hồi quy”. Căn cứ hiệu ứng hồi quy chúng ta có thể tìm khuynh hướng chiều cao trung bình của những đứa con so với chiều cao trung bình của các ông bố. Với các ông bố có chiều cao nào đó thì chiều cao của con có hướng ngược với đường hồi quy.

Theo như phân tích ở trên, cha mẹ cao to sẽ sinh con có xu hướng là con có tầm vóc thấp và ngược lại khi cha mẹ lùn sẽ sinh con cao to. Không chỉ về tính trạng chiều cao mà nhiều loại tính trạng di truyền ở loài người cũng có xu hướng hồi quy, do có tác dụng điều tiết trong các di truyền tính trạng, mà làm cho các loại tính trạng di truyền ở loài người được ổn định qua nhiều thế hệ.

Từ khoá: Đường thẳng hồi quy; Hiệu ứng hồi quy; Độ lệch