Có phải tất cả cá đều đẻ trứng?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum
Hầu hết cá đều đẻ trứng và những trứng này thụ tinh ở ngoài cơ thể. Cá đẻ trứng gọi là oviparous, cá sinh con là viviparous.
Cá sinh con là các loại cá gươm, cá kiểng guppy, cá molly, cá mỏ vịt. Trứng được thụ tinh trong cơ thể cá cái và lớn dần thành cá con và được sinh ra vào thời gian thích hợp, độ 21 ngày sau khi thụ tinh (đối với cá mỏ vịt).
Số trứng cá đẻ ra và được thụ tinh cũng thay đổi nhiều tùy theo loại cá. Có loại cá đẻ trứng xong là bỏ đi, chẳng ngó ngàng gì đến đám trứng nữa. Loại này đẻ rất nhiều trứng. Loại cá chăm con đẻ ít trứng hơn.
Cá đẻ hai loại trứng: thứ nổi và thứ chìm. Loại nổi gọi là pelagic (ở trên mặt biển), thường nhỏ, trong suốt và có ít lòng đỏ. Trứng chìm gọi là demersal, thường thì nặng hơn và có nhiều lòng đỏ.
Ví dụ như cá mòi đẻ trứng chìm, một lần từ 20.000 đến 40.000 trứng; và đẻ xong là đi. Trái lại, cá thu đẻ trứng nổi, cá thu cỡ trung có thể đẻ một lần một triệu trứng.
Có mùa, cá nục bông chỉ đẻ 50.000 trứng nhưng cũng có mùa số này lên tới 400.000 hoặc 500.000 trứng. Cá bơn lớn có thể đẻ 2 triệu trứng.
Có nhiều cỡ trứng. Trứng cá mòi đường kính 1 ly, cá thu 1,5 ly, cá bơn 3 ly. Trứng được canh chừng cho đến khi nở ra, rồi cá con lớn và sống sót; tuy nhiên hàng triệu trứng cũng bị các sinh vật khác ăn.