Côn trùng nào được mệnh danh là kẻ cắp trong kho lương thực?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum
Bạn thấy lương thực để trong nhà và trong kho lâu ngày sẽ bị đục khoét hoặc mọt đục, bên trong thường có loại trùng nhỏ rất khó phát hiện. Thường có mấy chục loài côn trùng có hại cho kho chứa lương thực, trong đó chủ yếu là côn trùng cánh cứng của bộ cánh vỏ: con mọt gạo, con mọt ngũ cốc…, loại bướm của bộ cánh vảy: sâu bướm, bướm sâu keo, bướm ngũ cốc…
Con mọt gạo là côn trùng ăn lương thực có hại số một, nó hầu như ăn tất cả các thực phẩm từ thực vật. Mình mọt gạo hình ống tròn, chỉ dài 2-3mm, màu nâu.
Đầu nhỏ, hình tam giác, thò ra phía trước, rất giống sâu vòi voi, dễ thấy. Miệng nhỏ và là kiểu nhai. râu xúc giác dạng đầu gối (dạng đầu gối gập). Trên cánh cứng có 4 đốm. Cánh sau mềm yếu, không thiên về bay. Có khả năng vờ chết. Mọt đẻ trứng trong hạt gạo, có thể đẻ tới vài trăm trứng. Ấu trùng màu trắng, không có chân, đặc biệt thích đục khoét trong hạt gạo, sau đó lột xác thành nhộng, mọc lông rồi thành trùng.
Thành trùng của sâu bướm dài 4-6mm, màu vàng tro nâu tựa như màu hạt lúa mạch. Mắt kép màu nâu, râu xúc giác dạng tơ. Đoạn đầu của cánh trước và sau tựa như cái lá tre. Cũng đẻ trứng trong hạt, chân ở bụng của ấu trùng thái hóa, sau khi trưởng thành kết thành kén trắng, trú qua mùa đông trong hạt gạo ở dạng ấu trùng già.
Côn trùng có hại cho lương thực là loại đặc biệt, sống trong môi trường kho tàng. Chúng khởi đầu rất sâu bướm
Mọt gạo
Thành trùng
Thành trùng
Ấu trùng
Ấu trùng
Mọt gạo và sâu bướm lâu và tiến hóa rất chậm. Trước Công nguyên 2500 năm, người ta phát hiện một con mọt gạo trong lăng mộ của quốc vương ai Cập cùng chủng loại con mọt ngày nay và hầu như không khác biệt gì. Côn trùng có hại cho lương thực nói chung có tính ăn phàm, có mặt khắp nơi. Thân mình của chúng rất nhỏ nên khó bị phát hiện, có năng lực thích ứng rất mạnh với nơi có nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp. Chúng càng thích ứng với nơi khô cạn. Khả năng sinh sôi nảy nở cũng rất mạnh, thời kỳ sinh nở dài, chu kỳ sống ngắn, rất ít ngủ về mùa đông hoặc ngủ để nghỉ ngơi. Thí dụ: từ năm 1914 đến năm 1918, trong một nơi chứa tiểu mạch, mỗi ngày có thể sàng ra tới một tấn con mọt gạo, số tiểu mạch bị mất đến 450 tấn.
Nước là thành phần không thể thiếu được cho sự sinh tồn của sinh vật, nhưng lương thực chứa trong kho đều khô cả, hàm lượng nước rất ít, các con mọt lương thực không uống nước làm sao mà sống được?
Mỗi ngày chúng ăn lương thực khô, không có nước uống, nhưng hàm lượng nước chứa trong thân mình chúng chiếm tới hơn ½ tổng trọng lượng bản thân. vậy số lượng nước đó từ đâu mà có? vốn là trong lương thực đã có các thành phần dinh dưỡng như đường, chất béo…, qua sự biến hóa đặc biệt trong mình côn trùng có thể làm cho các thành phần trên biến thành nước. Những loại ăn lương thực kể trên chỉ ăn không uống, biến lương thực thành nước. Đó là bí mật sinh tồn của chúng.