Cộng hai số nguyên khác dấu- Tổng hợp lý thuyết toán lớp 6:
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Cộng hai số nguyên khác dấu là phần lý thuyết và bài tập dễ gây nhầm lẫn cho học sinh. Để nắm chắc kiến thức về cộng hai số nguyên khác dấu. Mời ba mẹ và các con tìm hiểu qua bài viết sau:
Nguyên tắc cộng hai số nguyên khác dấu
Khi cộng hai số nguyên khác dấu, ta có 2 nguyên tắc căn bản cần chú ý:
Nguyên tắc cộng hai số nguyên khác dấu
Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
Như vậy, ta có thể rút ra công thức: a + (-a) = 0
Ví dụ: 5 + (- 5) = 0
6 + (-6) = 0
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của hai số đó. Sau đó đặt trước giá trị vừa tìm được từ hiệu trên dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Như vậy, có thể hiểu rằng: Nếu muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau. Ta cần làm theo 3 bước cụ thể:
Tìm giá trị tuyệt đối của hai số nguyên
Tim hiệu giữa hai giá trị tuyệt đối mà ta vừa tìm được. Lấy số lớn trừ đi số nhỏ và ghi ra kết quả.
Xác định dấu cho kết quả cuối cùng. Bằng cách đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Ví dụ: ta có phép tính: – 12 + 8
Bước 1: tìm giá trị tuyệt đối của 2 số nguyên ta có 12 và 8
Bước 2: Tìm hiệu bằng cách lấy 12 – 8 = 4
Bước 3: Xác định dấu. Ta thấy 12 lớn hơn 8. Vì thế, dấu của phép tính được xác định là dấu của số 12. Vậy, kết quả cuối cùng là – 4
Tương tự, ta có các ví dụ sau: 56 + (-20) = 36
– 158 + 452= 294
-783255 + 6347= – 776908
Các dạng bài tập cộng hai số nguyên khác dấu
Tính tổng hai số nguyên khác dấu
Các dạng bài tập cộng hai số nguyên khác dấu
Phương pháp giải bài tập: Áp dụng lý thuyết về nguyên tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Đồng thời áp dụng linh hoạt tư duy để tính nhanh bài tập cũng như xác định dấu của kết quả cuối cùng.
Bài toán có dạng tổng hai số nguyên khác dấu
Phương pháp giải bài tập: Với những bài tập đưa về dạng phép cộng hai số nguyên khác dấu. Các yêu cầu của bài toán rất đa dạng. Đòi hỏi nhiều tư duy và đầu tư hơn về thời gian. Vậy nên, ta phải căn cứ, bám sát vào đề bài. Giải quyết lần lượt từng yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: Bài tập tính và đưa ra nhận xét về kết quả
4823 + (-5546) và (-4823) + 5546
– 1212 + 1212 và 7284 + (-7284)
Giải bài tập trên, ta có:
Đầu tiên, theo yêu cầu của đề bài, ta phải tính ra kết quả của các phép cộng hai số nguyên khác dấu. Sau đó, dựa vào kết quả vừa tìm được, tiến hành so sánh đối chiếu. Và rút ra một nhận xét chung, có tính khái quát nhất.
Các dạng bài tập cộng hai số nguyên khác dấu
Có thể trình bày lời giải như sau:
4823 + (-5546) = -723
-4823 + 5546 = 723
Vậy, ta có: Khi dấu của hai số hạng trong một tổng đều thay đổi thì dấu của tổng cũng thay đổi.
-1212 +1212 = 0
7284 + (-7284) = 0
Ta có nhận xét: Tổng của hai số nguyên đối nhau có kết quả bằng 0.
Bài tập tìm x hoặc bài tập điền số thích hợp vào ô trống
Các dạng bài tập cộng hai số nguyên khác dấu
Hai dạng bài tập: tìm x và điền số tuy trình bày khác nhau. Nhưng về cơ bản là giống nhau về phương pháp làm bài.
Phương pháp giải bài tập: dựa vào mối quan hệ, sự liên kết giữa các số hạng trong một tổng. Đồng thời, từ nguyên tắc cộng hai số nguyên. Tìm ra giá trị thích hợp của biểu thức. Sau đó, trình bày lại theo dạng bài tập đề bài yêu cầu.
Ví dụ 1: Bài tập tìm x:
182 + x = -425
Lời giải: ta có: 182 + x = – 425
x = -425 – 182
x = -607
Vậy, x = -607
Ví dụ 2: Bài tập điền số thích hợp vào chỗ trống
a 682 -448 … 688
b … … 977 -52
a + b 637 -362 452 …
Lời giải:
a 682 -448 -525 688
b -45 86 977 -52
a + b 637 -362 452 636
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa cộng hai số nguyên khác dấu
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa
Bí quyết cơ bản để các con học tập hiệu quả
Với thực trạng chương trình giáo dục và sự đặt nặng các vấn đề liên quan tới thi cử, kiểm tra,… Học sinh thường xuyên rơi vào tình trạng áp lực. Làm thế nào để giải quyết các vấn đề về tâm lý? Vietlearn gửi đến ba mẹ và bé 2 bí quyết căn bản để có thể học tập, rèn luyện hiệu quả.
Xác định được động cơ học tập rõ ràng
Một trong nhiều lý do khiến trẻ học kém là do không có động lực. Người ta thường nói: động lực là sức mạnh giúp ta phát triển. Đối với việc học cũng không ngoại lệ. Con cần được ba mẹ, thầy cô và nhà trường quan tâm nhiều hơn. Hãy giúp con hiểu được tầm quan trọng của việc học. Tìm ra được động cơ học tập có thể giúp con thêm cố gắng, nỗ lực để theo đuổi những mục tiêu được bản thân đề ra. Các nhà tâm lý học đa số cho rằng học tập tốt phụ thuộc rất nhiều vào thái độ học tập. Mà trong đó, động cơ học tập là yếu tố quan trọng nhất.
Xác định được động cơ học tập rõ ràng
Xây dựng phương pháp học tập hiệu quả
Đóng một vai trò quan trọng ngay sau bước tìm động cơ và thái độ học tập tích cực. Xây dựng phương pháp học tập là một cách để xác định phương pháp tư duy. Nên căn cứ vào năng lực tiếp thu và học tập của bản thân. Xây dựng riêng cho mình một kế hoạch, một thời gian biểu hợp lý. Kích thích tư duy và khắc sâu kiến thức cho trẻ.
Một số phương pháp để học tập hiệu quả
Đối với bài tập về phép trừ hai số nguyên nói riêng và các bài tập toán lớp 6 nói chung. Vấn đề thường gặp nhất và sự nhầm lẫn trong quy trình giải bài tập. Để khắc phục những sai lầm trong quá trình học. Học sinh cần coi trọng việc ghi nhớ kiến thức.
Bắt đầu từ việc nhớ các nguyên tắc định lý, định nghĩa,… đến các bước giải và phương pháp giải quyết vấn đề. Để có thể làm tốt nhiệm vụ ghi nhớ, toppy tổng hợp và giới thiệu cho các em học sinh 4 bước để ghi nhớ. Nếu áp dụng tốt, các em có thể học tập hiệu quả. Hạn chế sai lầm và có một nền tảng kiến thức vững chắc.
Tổng hợp kiến thức lý thuyết. Trình bày lại theo dạng sơ đồ, dàn ý
Đầu tiên, muốn ghi nhớ được một vấn đề để có thể vận dụng trong thực tế. Ta cần phải hiểu rõ bản chất của lý thuyết. Học sinh nên đọc lại lý thuyết và tiến hành tổng hợp.
Đọc lại bài học từ 2 đến 3 lần, và tóm tắt thành các đầu mục lớn, nhỏ,.. sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Sau đó trình bày lại kiến thức đã tóm tắt dưới dạng bảng biểu, sơ đồ.
Vì sao nên trình bày lại lý thuyết dưới dạng sơ đồ? Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép. Có khả năng kích thích tối đa sự hoạt động của não bộ. Khác hoàn toàn với những thông tin được ghi bằng hệ thống ngôn ngữ, ký tự, đường thẳng, … Nếu sử dụng sơ đồ tư duy, buộc phải kết hợp vận dụng các thông tin sáng tạo hơn. Như màu sắc, sự sáng tạo, sử dụng không gian,… Như vậy, não sẽ phải sử dụng những kỹ năng từ cả não phải và não trái. Như vậy, khả năng ghi nhận thông tin được nâng lên tối đa nhất.
Ghi chép
Bên cạnh việc ghi nhớ bằng cách tổng hợp sau đó chỉ nhìn và đọc. Ta nên kết hợp với ngôn ngữ bằng cách ghi chép. Việc ghi lại những gì học sinh suy nghĩ được ra giấy sẽ là điều kiện tốt để cải thiện trí não cho trẻ. Sắp xếp cho con một tư duy logic. Có khả năng tìm ra lỗi sai của chính mình và hơn hết là trong khi ghi chép, học sinh có thể cải thiện lại phần tổng hợp trước đó. Bỏ đi những phần không quan trọng trong tiến trình học tập.
Lời kết:
Về dạng bài tập cộng hai số nguyên khác dấu, toppy đã tổng hợp một số kiến thức lý thuyết, bài tập. Cũng như những lời khuyên bổ ích dành cho các bạn học sinh và phụ huynh. Vietlearn mong rằng những chia sẻ của mình có thể mang tới những giá trị trong quá trình học tập của các con. Chúc các con học tốt!
Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu – chinh phục toán lớp 6
Bài giảng chi tiết quy tắc dấu ngoặc cho học si