COO là gì? Phân biệt CEO với COO
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
COO là thuật ngữ được sử dụng để chức danh của một vị trí trong doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm chắc các thông tin về thuật ngữ này và hay nhầm lẫn với CEO. Vậy COO là gì? Hãy theo dõi những nội dung thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org nhé.
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì?
COO là tên viết tắt của Chief Operating Officer có nghĩa là giám đốc điều hành, phụ trách việc điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty, doanh nghiệp. COO sẽ trực tiếp báo cáo công việc cho giám đốc điều hành CEO.
Trong các doanh nghiệp hiện nay, COO được coi là người nắm quyền chỉ huy thứ hai sau CEO còn với các tập đoàn lớn thì COO còn được biết đến với tên gọi phó chủ tịch điều hành. COO có thể thừa lệnh của CEO để gửi những quyết định hoặc tổ chức các cuộc họp với quản lý cấp dưới, các phòng ban khác nhau như nhân sự, tài chính – kế toán,….
Vì là người chỉ huy thứ 2 nên COO cần phải có nhiều kỹ năng cần thiết như khả năng tổ chức, tính khách quan cũng như khả năng bao quát công việc tốt.
Tìm hiểu vai trò của COO
Bên cạnh việc hiểu khái niệm COO là chức danh gì thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm về vai trò, nhiệm vụ. Tùy thuộc vào từng tính chất, lĩnh vực kinh doanh mà COO có nhiệm vụ và vai trò riêng, dưới đây là một số liên kê cơ bản:
Giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, báo cáo lên cấp trên CEO về sự kiện, công việc quan trọng.
Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển hoạt động của doanh nghiệp.
Tiến hành thực hiện các chiến lược, kế hoạch do CEO đề xuất.
Giám sát và quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Chịu trách nhiệm sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra còn là người tiếp thị sản phẩm.
Tiêu chuẩn để trở thành một COO
Để trở thành một COO đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe trong đó có 2 tiêu chí quan trọng nhất đó là trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:
Yêu cầu trình độ chuyên môn tối thiểu là bằng cử nhân kinh doanh
Yêu cầu có ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh.
Bên cạnh đó, COO cũng cần có kỹ năng lãnh đạo vượt trội với khả năng tiếp cận, xử lý tình huống tốt để chịu trách nhiệm chỉ đạo trong công việc của phòng ban hoặc nhân sự bên dưới.
Có khá nhiều người nhầm lẫn chức danh COO với CEO, chúng khác nhau hoàn toàn. Để giúp bạn dễ dàng phân biệt, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết về CEO, cụ thể:
CEO là tên viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là giám đốc điều hành, giũ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. Đây là chức vụ điều hành cao cấp nhất trong một tập đoàn hoặc tổ chức. Giám đốc điều hành sẽ có trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ doanh nghiệp. CEO có quyền phán quyết cuối cùng của một công ty, doanh nghiệp.
CEO có trách nhiệm chung trong việc tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính của họ. Điều này sẽ bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức, duy trì nhân thức liên tục về cả cảnh quan cạnh tranh bên ngoài và bên trong, cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường,….CEO có thể đưa ra các quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu của công ty.
Tùy thuộc vào từng cơ quan, tổ chức CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là sở hữu, hội đồng quản trị đóng vai trò tư vấn cho CEO.
Hai thuật ngữ COO và CEO mang hàm nghĩa tương đối giống nhau, đều là “giám đốc điều hành” nên chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa CEO và COO không phải là một mối quan hệ bình thường mà là mối quan hệ “đặc biệt”.
Khi tìm hiểu về thuật ngữ CEO, đa số bạn đọc sẽ hiểu đó là người giữ chức danh “Tổng giám đốc”. Nếu như làm việc tại các tập đoàn lớn ở nước ngoài thì CEO giữ vị trí quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng nếu COO và CEO là một bộ phận trên cơ thể thì CEO là “bộ não” còn COO là “cánh tay” nếu thiếu đi một trong 2 thì con người sẽ không hoạt động được. Nhưng xét về mặt quan trọng thì “bộ não” giữ một vai trò quan trọng hơn “cánh tay”, bởi bộ não là nơi điều khiển mọi hoạt động của con người còn cánh tay sẽ chịu sự điều khiển của bộ não.
Vậy nên khi áp dụng vào doanh nghiệp thì CEO giữ vai trò quan trọng hơn COO. Như đã đề cập ở trên, CEO tại Việt Nam thường được hiểu là chức vụ “tổng giám đốc” thì COO sẽ là người giữ vị trí “phó tổng giám đốc”. Nhưng khi xét trong trường hợp ở nước ngoài, các doanh nghiệp có CEO sẽ đóng vai trò là quản lý cấp cao còn COO sẽ được xem là chủ tịch.
Vậy nên, COO sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp hoặc chịu trách nhiệm trong khâu giám sát, tổ chức, vận hành và báo cáo trực tiếp với giám đốc điều hành CEO. Ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp COO sẽ được CEO ủy quyền để có quyền hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phải chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chính sách và phương châm quản lý doanh nghiệp theo đúng điều lệnh của pháp luật.
Hy vọng với các nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm COO là gì, cách phân biệt với CEO. Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, quý bạn đọc hãy truy cập website Vietlearn.org để tìm hiểu.