Cường độ dòng điện – Định nghĩa, công thức, phân loại và ý nghĩa

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Một trong những bài học quan trọng nhất của vật lý 7 phải kể đến cường độ dòng điện. Kiến thức cường độ của dòng điện dù không khó và nhiều như những chương khác nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi đây là phần nền tảng của vật lý 7, học sinh phải hiểu sâu phần này thì các phần khác mới có thể tiếp thu tốt được. Vậy thì bài viết sau sẽ giúp các em sẽ tổng hợp những kiến thức nên nhớ nhất của phần độ lớn dòng điện.

Tổng quan về cường độ dòng điện

Định nghĩa cường độ của dòng điện

Cường độ dòng điện dùng để chỉ độ mạnh yếu của dòng điện. Ngoài ra, độ lớn của dòng điện cũng cho biết số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh thì độ lớn của dòng điện càng lớn. Và ngược lại, dòng điện càng yếu thì độ lớn của dòng điện càng nhỏ.

 Công thức tổng quát về cường độ dòng điiện
Công thức tổng quát về cường độ dòng điiện

Khái niệm độ lớn của dòng điện không hề khó nhớ, chỉ cần hiểu bản chất là sẽ dễ dàng rút ra được.

Ký hiệu cường độ dòng điện

Độ lớn của dòng điện có ký hiệu là I, chiếu theo hệ đo lường quốc tế SI. Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe hay còn được viết tắt là A. Đơn vị đo cường độ dòng điện được lấy theo nhà vật lý và toán học nổi tiếng người Pháp André Marie Ampère. Ông đã tạo ra rất nhiều thiết bị đo lường phục vụ cho thí nghiệm của mình. Những thiết bị này chính là tiền thân của Ampe kế sau này, cũng là dụng cụ đo độ lớn của dòng điện. Chính vì thế nên đơn vị đo được ký hiện dựa trên tên ông.

Khái niệm độ lớn của dòng điện

Một đơn vị Ampe sẽ tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948.1018 điện tử e (1 culông) trong 1 giây qua 1 diện tích dây dẫn. Công thức đi kèm là 1A = 1C/s.

Các loại ampe kế phổ biến hiện nay có thể kế đến như: ampe kế đo dòng điện, ampe kế đo AC/DC, dòng đo điện trở cách điện, ampe kế đo điện trở đất hoặc miliampe kế hay còn gọi là dòng đo miliampe.

Ôn lại kiến thức về hiệu điện thế

Công thức tính độ lớn của dòng điện cơ bản

Công thức tính độ lớn của dòng điện dễ hiểu nhất như sau:

I = Q/t = (q1 + q2 + q3+…+qn) /t

Từ biểu thức trên, ta thấy được rằng độ lớn của dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian sẽ được tính bằng thương số điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian đó với khoảng thời gian đang xét. Vì thế, ta rút ra được công thức tối giản là: