Đại Tây Dương dài và hẹp như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum “Đại Tây Dương” là vùng biển giữa eo Gibratar của Địa Trung Hải đến quần đảo Canali, về sau chỉ rộng ra toàn vùng biển. Trong tiếng Anh, Đại Tây Dương có nghĩa là đại dương phía Tây của Tây châu Âu.

Đại Tây Dương là “anh ba” trong gia tộc biển cả, nằm giữa châu Âu, châu Phi, châu Nam Bắc Mỹ; Bắc giáp Bắc Băng Dương, Nam tiếp Nam Băng Dương. Giữa Đông và Tây Đại Tây Dương hẹp, phía Nam Bắc kéo dài, tựa như hình chữ “S”; từ Nam lên Bắc dài 16 ngàn km, là biển dài nhất; chiều rộng giữa Đông và Tây từ 2.400-5.500km, là biển hẹp nhất. Do đó, Đại Tây Dương là một biển “gầy dài”.

Diện tích Đại Tây Dương khoảng 9.000 vạn km2, là biển lớn thứ 2 trên thế giới. Lượng nước của Đại Tây Dương chiếm khoảng 1/4 tổng lượng nước biển của thế giới.

Hai đường ven biển phía Đông và Tây có thể coi là song song với nhau, đường ven biển phía Nam thẳng bằng, đường ven biển phía Bắc gấp khúc, có nhiều vịnh eo, biển vùng ven và cảng tốt. Phần lớn đảo, quần đảo rải ven đại lục, ít có trên biển khơi.

Có nhiều con sông nổi tiếng trên thế giới đổ ra bờ Đại Tây Dương như sông Amazon, sông Mississippi, sông Congo, sông Loire… Kênh đào Suez của Ai Cập khai thông đem lại nhiều thuận tiện cho sự đi lại từ Đại Tây Dương vào Ấn Độ Dương.

Trên mặt biển cách bờ phía Đông châu Bắc Mỹ không xa là quần đảo Bermuda, còn gọi là “đồng cỏ” trên biển, chúng ta gọi là “biển tảo đuôi ngựa”. Tảo biển ở đó có nhiều màu sắc, tựa như cỏ xanh tươi tốt rậm rạp trên thảo nguyên vậy. Tảo đuôi ngựa chủ yếu là màu xanh lá cây, còn có màu vàng nhạt; có hai loại dài đến hơn 200m, cũng có loại ngắn không đến một tấc. Tôm cá bơi trong tảo biển có màu sắc giống như màu tảo biển làm cho người ta khó phân biệt. Tàu thuyền khi đi qua vùng biển tảo đuôi ngựa cứ tưởng là đang ở trên hồ ao nên người ta quên mất đang đi trên biển.