Đài thiên văn là cái gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Hàng ngàn năm trước, có lẽ các nhà chiêm tinh đã dùng kim tự tháp của Ai Cập cổ, các đền đài với tháp cao vút của xứ Babylon làm nơi chiêm nghiệm về mặt trời, mặt trăng và các tinh tú. thời đó đã làm gì có kính thiên văn. thời nay, kính thiên văn được phát triển, cải tiến, lớn mạnh hơn. Do đó phải có những kiến trúc dành riêng cho chúng. đó là các đài thiên văn. thật ra thì cách nay cả ngàn năm cũng đã có những tòa kiến trúc chuyên dùng vào việc này rồi.

Không phải bất cứ chỗ nào cũng có thể đặt đài thiên văn. Những nơi muốn đặt đài thiên văn phải đáp ứng ở mức độ cao nhất những yêu cầu sau: khí hậu thuận lợi, nhiệt độ ôn hòa, có nhiều ngày nắng, đêm ít hoặc không có mây và càng ít mưa, tuyết càng tốt. đài phải đặt xa thành phố để tránh ánh đèn có ảnh hưởng bất lợi cho việc quan sát. đài thiên văn không chỉ là tháp đặt kính viễn vọng mà còn bao gồm nhiều kiến trúc khác nữa như nơi ăn, ở, làm việc cho các nhà khoa học và công nhân, nơi chứa các dụng cụ. Kính thiên văn được đặt trên giàn bằng thép có thể di động theo hai chiều dọc và ngang. tháp kính thiên văn gồm hai phần: phần “bệ” bất động và phần “vòm” di động (xoay vòng). “Vòm” có một “khe” là nơi kính thiên văn nhô ra, chĩa lên trời, có thể di chuyển theo đường dọc, (lên, xuống). Khi “vòm” xoay tròng người ta có thể quan sát bầu trời ở bất cứ hướng nào (đông, tây, nam, bắc). Khi kính thiên văn di động theo chiều dọc người ta có thể quan sát bầu trời từ chân trời lên đến thiên đỉnh. tất nhiên không thể dùng sức người để làm cho các bộ phận này chuyển dịch theo ý muốn mà phải có dụng cụ chuyên dùng tức là các máy điện. Nơi các đài thiên văn hiện đại, các nhà khoa học chỉ cần bấm nút là có thể điều khiển các bộ phận chuyển dịch theo ý muốn. để quan sát các tinh tú, bầu trời, tất nhiên các nhà khoa học phải sử dụng ống kính hoặc các máy camera (máy quay phim, chụp hình) gắn vào ống kính. Do đó, trong một vài đài thiên văn ngay cái sàn đứng quan sát cũng có thể nâng cao hay hạ thấp.

Các nhà thiên văn chẳng mấy khi trực tiếp nhìn vào kính thiên văn để quan sát bầu trời. Sự quan sát của các nhà khoa học được sự hỗ trợ, tăng cường của rất nhiều dụng cụ khác chẳng hạn như máy quay phim chụp hình, kính quang phổ, quang phổ ký, máy ghi phổ mặt trời. Có thể nói, nếu không có những dụng cụ hỗ trợ và tăng cường này thì kính thiên văn cũng chẳng giúp cho các nhà khoa học là bao.