Đâu là nguyên nhân của “lợi thế sân nhà” trong bóng đá?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum

Một điều chắc chắn là lợi thế sân nhà thật sự rất lớn trong bóng đá. Một nghiên cứu đồ sộ của hơn 4000 trận đấu tại giải Ngoại hạng Anh suốt những năm 1990, thực hiện bởi tiến sĩ Mark Dixon và tiến sĩ Michale Robinson của đại học City, Luân Đôn đã chỉ ra rằng gần một nửa các trận đấu tại sân nhà là mang lại chiến thắng cho đội nhà so với con số 1/4 khi đấu ở sân khách.

Không có gì đáng ngạc nhiên, đã có một nghiên cứu rộng rãi về nguyên nhân của lợi thế sân nhà, với tất cả mọi thứ từ việc căng thẳng do di chuyển cho đến sự thiên vị của trọng tài. Trong tất cả, các yếu tố tâm lý dường như là nguyên nhân chính. Một nghiên cứu về mức độ lợi thế trong những loại trận đấu khác nhau của tiến sĩ Richard Pollard của đại học South Pacific, đã chỉ ra rằng các yếu tố tâm lý là tương đối nhỏ trong các trận đấu địa phương và tương đối lớn trong các trận đấu quốc tế – do đó một người có thể nghĩ rằng các cầu thủ thi đấu ở xa bị tác động bởi cảm giác say tàu xe. Các nghiên cứu về điều đó chỉ ra rằng các môn thi đấu như bóng chày, trong đó người quản lý đội có rất nhiều cơ hội để làm trấn tĩnh các vận động viên bị mất bình tĩnh có rất ít lợi thế sân nhà so với môn bóng đá, môn mà các cầu thủ thi đấu xa bị buộc phải chịu đựng tiếng gào thét từ cổ động viên đội nhà trong suốt 45 phút một cách căng thẳng. Trước khi một ai đó chỉ trích rằng các cầu thủ này thiếu tinh thần thép thì nên ghi nhớ rằng ngay cả ban tổ chức và trọng tài của trận đấu cũng bị đe dọa bởi tiếng ồn của hàng chục ngàn khán giả hâm mộ.

Năm 1999, tạp chí The Lancet đã đăng các kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Alan Nevill và các cộng sự của mình tại đại học Liverpool John Moores. Nghiên cứu đó yêu cầu xem xét các băng video gian lận trong một trận đấu thật sự. Họ phát hiện ra rằng nếu các âm thanh đựơc bật lên, những người theo dõi có khuynh hướng bắt lỗi những cầu thủ đội khách chơi xấu, nếu âm thanh bị tắt đi, dự thiên vị giảm hẳn: đây là bằng chứng rõ ràng cho việc, trong bóng đá, những người la hét chiến thắng.

Có lý do nào để giải thích cho việc tại sao lại có rất nhiều quyết định sai về lỗi việt vị trong bóng đá không?

Quy tắc việt vị gây ra nhiều tranh cãi hơn so với bất kì quy tắc nào khác trong bóng đá. Đơn giản nhất, quy tắc này xác định rằng một cầu thủ ở vị trí việt vị nếu: tại thời điểm trái banh được chuyền bởi một người đồng đội, chỉ có thủ môn ở giữa cầu thủ đó và vạch khung thành. Có rất nhiều định nghĩa về việc rơi vào bẫy việt vị và những điều tương tự những quy tắc trên là cơ bản. Quy tắc đó cũng nắm giữ mấu chốt của vấn đề: các trọng tài của trận đấu sẽ phán đoán vị trí tương đối của quả banh, người tấn công và hậu vệ đứng sau cùng, tất cả đều trong những vị trí khác nhau và ở cùng một thời điểm. Điều đó không dễ, và các nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 20 phần trăm quyết định của trọng tài về lỗi việt vị là sai.

Có lẽ câu trả lời rõ ràng cho những sai lầm trên là các trọng tài cần được tập huấn nhiều hơn. Nhưng những nghiên cứu gần đây bởi các nhà khoa học ở trường đại học Free của Amsterdam, Hà Lan đã đặt trách nhiệm vào một ảo giác quang học dẫn đến các cầu thủ tấn công có vẻ như rơi vào lỗi việt vị nhiều hơn là họ thật sự rơi vào lỗi đó. Để hiểu rõ ảo giác đó như thế nào, hãy giữ trong mỗi bàn tay một cây bút thẳng đứng, đưa chúng lên theo chiều dài cánh tay, sao cho cây bút này sẽ bị che phía sau của cây bút kia. Nếu cây bút nằm xa nhất là một cầu thủ tấn công vừa chuyền banh đi, họ sẽ không bị lỗi việt vị. Bây giờ hãy dịch chuyển đầu của bạn sang phải và nhìn lại lần nữa: “cầu thủ tấn công” bây giờ có vẻ như đứng trước người hậu vệ và bị lỗi việt vị. Do đó, bất kì trợ lý trọng tài nào nhìn ngược về sau theo hướng các cầu thủ, với cầu thủ tấn công đứng xa nhất, đều có nguy cơ phất cờ việt vị sai. Chắc chắn các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng có đến khoảng 90% trường hợp các trợ lý trọng tài nhìn ngược về phía sau.