Dầu mỏ đáy biển được hình thành như thế nào?
Từ bờ biển ra khu vực giáp giới với đại dương, người ta gọi là thềm lục địa. Ở đó có một khu vực nước biển sâu chưa đến 200 m, ngoài ra còn có một đoạn dốc nằm giữa thềm lục địa và biển sâu, mực nước từ 200 – 300 m gọi là dốc thềm lục địa. Qua thăm dò dầu mỏ trên biển gần 100 năm nay người ta phát hiện ở thềm lục địa chứa dầu khí rất phong phú. Hơn nữa dốc thềm lục địa, thậm chí ở những khu vực biển sâu nhỏ cũng tìm thấy dấu hiệu có dầu. T heo điều tra, dầu mỏ dưới biển chiếm khoảng 135 tỉ tấn, chiếm 45% trữ lượng dầu mỏ trên thế giới có thể khai thác được. Vịnh Ba T ư (vịnh Pécxích) nổi tiếng là một trong những vùng có trữ lượng dầu mỏ dưới biển phong phú nhất trên thế giới. Ở các vịnh Nam Hải, Đông Hải, nam Hoàng Hải và Bột Hải của T rung Quốc đều lần lượt phát hiện thấy dầu.
T ài nguyên dầu mỏ đáy biển phong phú như thế, vậy từ đâu mà có? Muốn làm rõ vấn đề này, ta phải chú ý đến thời kỳ lịch sử địa chất hàng trăm triệu năm về trước.
Trong thời kỳ địa chất dài dằng dặc, khí hậu trên Trái Đất có những thời kỳ ấm và ẩm ướt hơn hiện nay rất nhiều, lại cũng có những thời kỳ giá rét và khô ráo. Ở thời kỳ địa chất ấm áp và ẩm ướt, khu vực thềm lục địa khí hậu ôn hoà, ánh nắng đầy đủ, tia nắng có thể chiếu xuống tận lớp nước dưới đáy biển, cộng thêm một lượng lớn chất dinh dưỡng do sông đổ ra, nguồn nước béo, nên các loại tảo biển phát triển rất nhiều. Đồng thời cá, các loại nhuyễn thể và những sinh vật phù du khác cũng tập trung ở đây, sinh sôi phát triển. Những sinh vật này sau khi chết đi, xác của chúng được bùn cát nước sông mang đến vùi lấp xuống đáy biển, hình thành cái gọi là bùn hữu cơ. Như vậy trong một thời gian dài một lượng lớn xác sinh vật và bụi cát làm thành nhiều lớp bùn hữu cơ chôn xuống dưới sâu. Vỏ T rái Đất vì một nguyên nhân nào đó không ngừng sụt xuống nên lớp bùn hữu cơ càng tích càng dày, càng vùi càng sâu, càng cách biệt với không khí tạo thành môi trường thiếu oxi, cộng thêm tác dụng của nhiệt độ và áp suất dưới sâu, vi khuẩn yếm khí oxi có cơ hội phân giải, cuối cùng hình thành dầu mỏ. Nhưng lớp dầu mỏ mới hình thành này còn trong dạng những giọt nhỏ phân tán.
Dưới vỏ T rái Đất các giọt dầu phân tán cần tìm chỗ ẩn náu. Do sự biến đổi của khí hậu, những vật trầm tích được hình thành dưới biển có lúc thành những hạt rất to, khe hở giữa chúng khá lớn, hình thành sỏi, đá cuội, có lúc những hạt đó rất nhỏ, khe hở giữa chúng rất ít, do đó hình thành đá phiến hoặc đá bùn. Dưới tác dụng áp lực của các lớp đất nằm trên, những giọt dầu phân tán này bị ép vào khe các lớp đá cuội, hình thành tầng chứa dầu, còn lớp sỏi, đá phiến ít khe hở, dầu không ép vào được nên hình thành tầng bảo hộ bên trên, không cho dầu mỏ thoát ra.
Dầu mỏ chứa trong lớp đá cuội chưa có giá trị khai thác, còn phải trải qua quá trình biến đổi cấu tạo địa chất, khiến cho các giọt dầu phân tán tập trung ở những bộ phận có cấu tạo nhất định, như thế mới có thể hình thành những giếng dầu có thể khai thác được. Quá trình này đại thể như sau: tầng đá ban đầu nằm ngang vì tác dụng của các loại áp lực mà phát sinh biến dạng, hình thành dạng sóng nhô lên, sự nhô lên này gọi là cấu tạo lưng xiên, lớp bị cong xuống gọi là cấu tạo hướng xiên. Có những lớp đá bị chèn ép hình thành dạng vồng lên như cái bánh bao gọi là cấu tạo vòm. Khi lớp đá bị áp lực lớn làm biến dạng thì lớp chứa dầu tỉ trọng nhỏ, được lớp nước ở dưới nâng lên đến đỉnh vòm, lúc đó dầu mỏ nằm trên, còn ở giữa là nước. Lớp đá có cấu tạo như thế gọi là bồn chứa, nó giữ dầu mỏ lại hình thành kho chứa dầu, trong địa chất học gọi là cấu tạo chứa dầu. Đến đây thì dầu mỏ đã có giá trị khai thác.
T ừ khoá: Dầu mỏ đáy biển; Vi khuẩn yếm khí oxi.