Dây Curoa Là Gì? Các Loại Dây Curoa
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Bạn đi sửa xe hay sửa máy, thợ sửa bảo cần thay dây curoa. Dây Curoa là gì? Dây Curoa có cần thiết không? Ảnh hưởng của dây curoa đến hoạt động máy móc như thế nào? Khi nào cần thay dây curoa? Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin về dây curoa là gì.
Dây Curoa là gì?
Cấu tạo dây curoa
Dây curoa được làm từ cao su tổng hợp và có nguồn gốc từ dầu khí. Mặt bên ngoài dây curoa dạng trơn, mặt trong được sản xuất bằng các loại viền giúp dây bám được vào thiết bị máy.
Cấu tạo dây curoa có 4 phần:
Lớp vải chuyên dụng
Phần bố dây: là dây đai có chất liệu là sợi tổng hợp. Bố dây curoa có chức năng chịu lực kéo, chống dãn dây, chống sinh nhiệt. Dây curoa bền chính là nhờ phần bố dây tốt hay không. Nếu phần bố dây tốt, dây curoa sẽ ít bị thay đổi chiều dài (dãn) trong quá trình làm việc, mức độ chịu nhiệt cao khi máy chạy với vận tốc lớn và trọng tải nặng.
Nền tạo liên kết giữa lớp vải và phần bố dây
Phần cao su là thành phần chính của dây curoa. Với nguồn gốc dầu mỏ, trải qua quá trình lưu hoá, bảo quản. Quá trình này ảnh hưởng lớn đến độ bền của dây cao su curoa.
Các loại dây curoa
Nhìn chung, dây curoa được chia ra làm 3 loại chính
Dây curoa thang hay còn gọi là dây curoa hình chữ V. Các loại dây curoa thang:
Dây curoa thang kép: là loại dây curoa cổ điển, có các kích thước tiết diện khác nhau theo các bản A,B,C,D,E.
Dây curoa thang hẹp: Là loại dây curoa có tiết diện hẹp nhưng dày hơn loại cổ điển. Có các loại SPZ,SPA,SPB,SPC.
Siêu dây curoa thang: loại dây được tối ưu mức độ chịu tải tốt nhất của dây. Có các loại 3V,5V,8V.
Mỗi loại dây curoa răng lại có các bước, hình dạng, kích thước răng và mục đích sử dụng khác nhau.
Dây curoa răng vuông 1 mặt gồm các loại: MXL,XL,L,H,XH,XXH.
Dây curoa răng tròn 1 mặt gồm các loại: S2M,S5M,S8M,S14M,S20M. Dây curoa răng tròn chuyển động êm hơn răng vuông.
Dây curoa răng vuông 2 mặt.
Dây curoa răng tròn 2 mặt.
Dây curoa rãnh dọc hay còn được gọi là dây curoa răng dọc được chia làm 3 loại sau: PJ,PK,PL.
Lưu ý: ý nghĩa thông số dây curoa. Dây curoa có các thông số như S2M,PL,MXL,3V,SPZ,… là chỉ các loại dây curoa. Mỗi một loại sẽ có các thông số khác nhau thể hiện loại dây, chiều rộng, dày, bước răng hay chiều cao răng khác nhau.
Ngoài ra còn có loại dây curoa mini thường dùng trong các loại máy móc dạng vừa và nhỏ. Dây curoa tròn, dây curoa chịu nhiệt. Ví dụ như máy may, đồ chơi điện tử, nồi điện…
Ưu, nhược điểm của dây curoa trong máy móc, công nghiệp
Ưu điểm dây curoa
Có cấu tạo đơn giản, dễ bảo quản
Khả năng truyển động cho máy móc và sinh ra cơ năng cho các trục ở xa, giúp máy hoạt động bền
Hoạt động êm, không gây tiếng ồn
Không gây hại cho máy, động cơ
Trượt trơn êm khi máy sử dụng quá tải
Tiết kiệm nhiên liệu: xăng
Có thể truyền động cho nhiều trục
Nhược điểm dây curoa
Dây bị dãn nếu sử dụng lâu, thường xuyên. Phải thay định kỳ tránh trường hợp dây bị đứt đột ngột.
Tuổi thọ dây curoa thấp, ảnh hưởng bởi các tác nhân hoạt động trong máy (Nhiệt độ cao khi máy hoạt động lâu,..)
Điều kiện bảo quản: hạn chế ánh nắng mặt trời, gặp nước nhiều. Nếu không dây curoa sẽ dễ bị giảm tuổi thọ.
Tránh sử dụng phanh đột ngột với các động cơ xe máy, ô tô dễ làm nứt, đứt dây.
Ảnh hưởng của dây curoa trong hoạt động máy móc
Dây curoa có vai trò trong việc truyền động của máy móc ( những loại máy có sử dụng dây curoa là phụ kiện truyền động) . Do đó nó là phụ kiện vô cùng quan trọng và cần thiết đôi với máy móc. Có dây curoa máy móc mới có thể hoạt động.
Muốn máy móc hoạt động êm, bền, bạn cần kiểm tra và thay dây curoa định kỳ. Các nhà sản xuất xe máy thường khuyến cáo thay thế dây curoa khi chạy được 20.000km. ( Khoảng 2 năm sử dụng nếu mua dây chất lượng tốt)
Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bạn đang sử dụng máy móc hoặc đang lưu thông trên đường mà bị đứt dây curoa. Hậu quả máy móc bị đứt dây curoa không làm bạn lường trước được. Đặc biệt là máy rửa xe dây curoa. Kiểm tra và thay định kỳ để đảm bảo độ bền và an toàn của máy móc cũng như con người. Nếu thấy dây curoa bị khô, nứt đoạn bạn nên thay dây curoa, không nên nối dây curoa để sử dụng tiếp . Với những loại máy móc như xe máy, ô tô không thể nhìn trực tiếp được tình trạng của dây, bạn cũng có thể dựa vào những biểu hiện sau của dây để xác định dây curoa bị hỏng.
Biểu hiện dây curoa bị hỏng, chai, trùng
Tốn nhiên liệu hơn
Máy động cơ phát ra tiếng kêu rít lạ ( dây curoa kêu két két), giống như bị khô nhớt.
Xe chuyển động nặng nề, ì ạch, cảm giác nặng khi chạy
Xe bị giật lại khi tăng ga hay lên dốc
Dây curoa bị nứt
Nguyên nhân dây curoa bị hỏng
Sử dụng dây curoa kém chất lượng, nhanh hỏng
Thường xuyên tiếp xúc dây curoa với nước, ánh mặt trời
Thời gian sử dụng lâu, dây curoa bị dãn, trùng
Thường xuyên để máy làm việc với công suất lớn, quá tải, nhanh nóng máy móc. Dây curoa dễ bị hỏng nếu thường xuyên hoạt động trong nhiệt độ cao
Gây sốc máy khi thường xuyên dừng hoặc tăng tốc máy một cách đột ngột.
Để đảm bảo độ bền và an toàn cho máy móc bạn đang sử dụng, hãy thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy và các thiết bị máy định kỳ.
Nên mua dây curoa hãng nào?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng dây curoa giả, kém chất lượng. Bạn cần lưu ý kĩ khi lựa chọn mua dây curoa. Một số hãng dây curoa chất lượng và uy tín bạn nên sử dụng: dây curoa bando, dây curoa dylan, hay dây curoa Nhật Bản như mitsuboshi, mitsuba,…
Trên đây, Vietlearn.org đã chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về dây curoa. Dây curoa là gì? Cấu tạo và các loại dây curoa. Ưu nhược điểm của dây curoa. Những ảnh hưởng của dây curoa trong sử dụng hoạt động máy móc. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn đọc.