Dạy trẻ tư duy phản biện – Những điều các phụ huynh cần lưu tâm
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Tư duy phản biện là điều cần thiết ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tất cả những người thành công ở mọi lĩnh vực đều sở hữu tư duy phản biện tốt. Để sở hữu một tư duy phản biện tốt cần có quá trình rèn luyện. Dạy trẻ tư duy phản biện sớm là điều rất cần thiết để phát triển tư duy, trí não của con. Các phụ huynh đã biết cách dạy trẻ tư duy phản biện chưa? Hãy tìm hiểu về cách dạy trẻ tư duy phản biện ngay trong bài viết sau:
Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện là gì?
Khái niệm tư duy phản biện cho đến nay chưa có định nghĩa chung. Chúng ta sẽ hiểu tổng quan tư duy nhấn phản biện nhấn mạnh đến khả năng lập luận, quan sát, phân tích vấn đề..
Trong tiếng Anh tư duy phản biện còn gọi là Critical Thinking. Nó đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về. Tư duy phản biện bao gồm:
Khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking)
Suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).
Vì sao cần dạy con tư duy phản biện?
Tư duy phản biện ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi con người. Thực tế chứng minh, những người không có khả năng phản biện dễ bị lôi kéo, dụ dỗ. Hay đơn giản trong việc giao tiếp, không có khả năng phản biện có thể dẫn đến hiểu lầm.
Dạy trẻ tư duy phản biện sớm là hành trang cho đường đời của con. Trẻ biết tư duy phản biện đồng nghĩa với việc con có suy nghĩ, khả năng quan sát và phân tích vấn đề. Vì vậy, con sẽ có những chính kiến, lập trình riêng. Trong học tập, con sẽ học sau, nhớ lâu hơn khi biết tư duy phản biện.
Một thực trạng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nhiều bố mẹ lo ngại về việc con đưa ra ý kiến của bản thân trái ngược với suy nghĩ của bố mẹ. Từ đó, kết luận rằng con hư, bướng, ngang, khó bảo. Vietlearn nghĩ rằng bố mẹ nên thay đổi quan điểm này. Trước một vấn đề, sự việc con dám đưa ra ý kiến tức là con có sự tư duy, suy nghĩ, phân tích vấn đề. Điều này là rất tốt và cần được khuyến khích. Vai trò của bố mẹ lúc này là định hướng, uốn nắn cách suy nghĩ cho con đúng đắn. Gay gắt với con không phải là giải pháp tốt. Con sẽ trở nên ngang bướng hơn hoặc lười suy nghĩ hơn bởi suy nghĩ của bản thân không được tôn trọng.
Cách dạy con tư duy phản biện
Cách dạy con tư duy phản biện
Lắng nghe con nhiều hơn
Lắng nghe là điều rất quan trọng trong dạy con tư duy phản biện. Thông qua lắng nghe bố mẹ sẽ hiểu được những suy nghĩ của con. Đồng thời bé cũng cảm thấy được tôn trọng, mọi người muốn nghe suy nghĩ của mình. Từ đó, bé cũng cởi mở hơn trong việc thể hiện quan điểm.
Lưu ý cho các phụ huynh là cần để ý thái độ của bản thân khi lắng nghe. Hãy lắng nghe con chân thành, kiên trì với con trẻ. Không nên lắng nghe cho có, nghe nửa vời. Bố mẹ lắng nghe con văn minh cũng là cách dạy con lắng nghe văn minh.
Khuyến khích con đưa ra ý kiến
Khuyến khích con đưa ra ý kiến
Khi giao cho trẻ việc gì, các phụ huynh nên hỏi ý kiến, thảo luận trước cùng con. Bố mẹ nên giải thích lý do để trẻ thấy lợi ích của việc đó, kể cả việc học, làm bài tập, đi học thêm,… Kể cả giao cho các em làm việc nhà, cũng cần giải thích lý do: Con ơi, mẹ đang bận dở tay làm cái này, con làm cái kia giúp mẹ nhé, để nhà mình ăn cho sớm còn nghỉ ngơi/ còn đi chơi, v.v. Có như vậy, trẻ mới học được kĩ năng nêu lý do.
Để dạy con tư duy phản biện, bố mẹ nên khuyến khích con nêu ra ý kiến của mình. Bố mẹ có thể hỏi con nghĩ gì về việc… Bố mẹ có thể sử dụng những câu hỏi tại sao, vì sao,… để kích thích con tư duy. Ngời ra, bố mẹ có thể mở mang tư duy của con bằng cách gợi ý cho con những hướng tư duy khác nhau.
Dạy trẻ thông qua câu chuyện thực tế
Hàng ngày, các phụ huynh đi làm và cách xử lý công việc ra sao? Các phụ huynh có thể kể những chuyện thích hợp cho các em nghe theo thứ tự:
Vấn đề – đã tìm hiểu những gì – kết luận thế nào – giải quyết ra sao.
Kể hàng ngày, hàng tuần
=> Khi các em lớn, các em sẽ học được cách xử lý vấn đề từ cha mẹ. Các bố mẹ cũng nên khuyến khích con đọc sách để phát triển tư duy phản biện và kĩ năng giải quyết vấn đề tốt.
Nếu cha mẹ sai, cha mẹ cần nói lời xin lỗi
Bạn có thể khẳng định bạn luôn luôn đúng? Có những điều chúng ta cho rằng làm vậy là tốt cho con, là đúng. Song thực tế lại không phải vậy. Việc sẵn sàng nhận sai khi biết mình sai thực sự là một kĩ năng quan trọng giúp tư duy của cha mẹ lẫn của con đổi mới rất nhiều. Nhờ vậy trẻ hình thành thói quen biết nhận sai, chứ không phải kiểu nhận sai cho có, hoặc giả vờ nói con sai rồi, con xin lỗi.
Trên là những chia sẻ của Vietlearn xoay quanh chủ đề dạy con tư duy phản biện.
Bạn đã b