Dịch vụ là gì? Tổng hợp các kiến thức liên quan
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Dịch vụ đã và đang trở thành ngành công nghiệp chính được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển, trong đó có Việt Nam. Vậy dịch vụ là gì? Bản chất và các loại hình dịch vụ nào phổ biến hiện nay? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết của Vietlearn.org dưới đây.
Dịch vụ là gì? Các khái niệm liên quan
Dịch vụ là gì? Thế nào là dịch vụ?
Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích khái niệm dịch vụ là gì. Cụ thể:
Theo Philip Kotler dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia. Trong đó, đối tượng cung cấp nhất định sẽ mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào. Còn việc sản xuất dịch vụ có thể có hoặc không gắn liền với một sản phẩm vật chất nào.
Theo Luật giá năm 2013, dịch vụ là loại hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, không thể tách rời nhau; bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống các sản phẩm Việt Nam theo quy định.
Còn dựa theo từ điển Tiếng Việt, dịch vụ là công việc cung cấp trực tiếp cho nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256).
Dựa theo wikipedia, định nghĩa dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng phi vật chất. Theo quan điểm kinh tế học thì bản chất của dịch vụ chính là sự cung ứng để đáp ứng các nhu cầu như thời trang, chăm sóc sức khỏe,…và mang lại lợi nhuận.
=>> Khái niệm về dịch vụ được hiểu đơn giản nhất là những sản phẩm kinh tế bao gồm cả công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu cùng của cả cá nhân và tổ chức.
Kinh doanh dịch vụ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ chung công việc kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không tạo ra những hàng hóa hữu hình. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ hoạt động các dịch vụ trực tiếp cung cấp cho người dùng và công ty, doanh nghiệp.
Các dịch vụ là sự vô hình trong không gian và chỉ xuất hiện khi người dùng có nhu cầu. Do đó, bản chất của loại hình kinh doanh này khác xa với các loại hình kinh doanh khác bao gồm các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, bất động sản, tiện ích,…
Sản phẩm dịch vụ là gì?
Sản phẩm dịch vụ có tên gọi trong tiếng anh là services là những hoạt động có ích của con người, tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất, không dẫn đến việc chuyển hữu sở hữu. Theo nghĩa rộng, sản phẩm dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế thứ 3 thuộc nền kinh tế quốc dân gồm nhiều hoạt động về kinh tế bên ngoài 2 lĩnh vực là nông nghiệp và công nghiệp.
Còn theo nghĩa hẹp sản phẩm dịch vụ là các hoạt động hữu ích của con người để mang tới những sản phẩm không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất và không dẫn tới việc sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu. Thế nhưng vẫn có thể thuyết phục được đầy đủ các nhu cầu về sản xuất và đời sống xã hội.
Dịch vụ công là gì?
Dịch vụ công là các dịch vụ do nhà nước thực hiện hoặc ủy quyền cơ quan khác để thực hiện phục vụ cộng đồng để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu và cần thiết của con người trong đời sống hàng này.
Tại nghị định 32/2019/ND-CP cũng đề cập tới khái niệm dịch vụ công. Dịch vụ công là dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc đảm bảo quốc phòng, an ninh mà Nhà nước cần phải tổ chức thực hiện.
Ngành dịch vụ là gì? Thế nào là ngành dịch vụ?
Ngành dịch vụ là ngành công nghiệp không khói, các sản phẩm tạo ra mang tính và không gây hại tới môi trường. Mục đích của việc hình thành là phục vụ nhu cầu của con người nên phụ thuộc vào mức độ sử dụng khi khách hàng hưởng thụ các dịch vụ đó, mang tới hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành khác.
Sự phân loại ngành dịch vụ ở các lĩnh vực như: Kinh doanh, tiêu dùng, dịch vụ công,…Nhờ sự phân loại như vậy giúp thu hút nguồn lao động và khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, thành tự khoa học – kỹ thuật,…
Chất lượng dịch vụ có tên gọi trong tiếng anh là Service quality, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo giác độ nhà sản xuất hay giác độ của khách hàng. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng có thể cảm nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là một phạm trù rất rộng, mang nhiều ý nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào các dịch vụ khác nhau. Mỗi một khách hàng sẽ có những nhận thức, nhu cầu và sự cảm nhận riêng.
Đặc điểm của chất lượng dịch vụ bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng có 3 đặc điểm chính đó là:
– Chất lượng dịch vụ chỉ được đánh giá một cách nhìn nhận chính xác dựa vào khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm
– Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố vật chất cấu tạo nên dịch vụ.
– Chịu ảnh hưởng bởi đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ.
– Đòi hỏi tính nhất quán cao về thời gian, địa điểm cũng như thái độ phục vụ của các nhân viên trong quá trình tiếp xúc với khách hàng. Tính nhất quán được thể hiện trong toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ.
Bản chất của dịch vụ là gì?
– Là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào yếu tố vô hình để giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
– Gắn liền với hiệu suất/thành tích bởi vì mỗi một dịch vụ gắn với một mục tiêu. Hiệu suất ở đây chính là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.
– Dịch vụ là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định, gồm nhiều bước khác nhau. Trong mỗi giai đoạn sẽ có thêm nhiều dịch vụ công thêm.
Các loại hình dịch vụ phổ biến hiện nay
Có các loại dịch vụ phổ biến hiện nay đó là:
Xét theo phương pháp loại trừ
– Thương mại
– Vận chuyển, phân phối, lưu kho
– Dịch vụ y tế
– Ngân hàng, bảo hiểm
– Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
– Dịch vụ bưu chính viễn thông
– Kinh doanh bất động sản
– Dịch vụ công cộng, dịch vụ khối công quyền
– Dịch vụ đào tạo, trông trẻ.
Xét theo mức độ liên hệ với khách hàng
– Các loại dịch vụ thuần túy
Dịch vụ khách sạn
Dịch vụ đào tạo
Dịch vụ giao thông công cộng
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Dịch vụ nhà hàng
– Dịch vụ pha trộn
Dịch vụ chi nhánh văn phòng
Dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ về bất động sản
Dịch vụ về máy tính
Dịch vụ bưu điện
Dịch vụ tang lễ
Dịch vụ du lịch.
– Dịch vụ bao hàm sản xuất
Dịch vụ hàng không
Dịch vụ khối công quyền
Dịch vụ sửa chữa
Dịch vụ thương nghiệp.
Đặc điểm ngành dịch vụ
Tính vô hình
Tính vô hình của dịch vụ là các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm hay cảm nhận được khi chúng ta mua chúng. Ví dụ như hành khách của hàng hàng không chỉ nhận được một tấn vé và một lời hứa rằng họ sẽ đến nơi an toàn.
Không thể tách rời
Có thể nói, đây là đặc điểm nổi bật nhất của dịch vụ. Dịch vụ bao gồm nhiều công đoạn khác nhau nên không thể tách rời, có nghĩa là dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc nên đòi hỏi các dịch vụ không thể tách rời giữa các nhà cung cấp. Trái với dịch vụ, hàng hóa vật chất cũng có thể được sản xuất, sau đó lưu trữ và tiêu thụ. Dịch vụ sẽ được bán trước tiên sau đó là tiêu thụ cùng một lúc.
Ví dụ như bạn đặt bữa tại nhà hàng, khi tới bạn sẽ được cung cấp các dịch vụ bởi lễ tân, người phục vụ,….Tất cả các bộ phận của nhà hàng đều là một phần của dịch vụ không thể tách rời với nhau. Trong tiếp thi dịch vụ, nhà hàng cung cấp dịch vụ chính là sản phẩm.
Tính đa dạng
Sự thay đổi cũng thuộc về các đặc điểm của ngành dịch vụ. Chất lượng dịch vụ có thể thay đổi tùy thuộc vào người cung cấp, ở đâu và như thế nào. Do tính chất thâm dụng của ngành dịch vụ nên có sự khác biệt về chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi cùng một nhà cung cấp tại các thời điểm khác nhau.
Không thể cất giữ
Dịch vụ không thể lưu trữ để bán hoặc sử dụng sau này vì dịch vụ không thể kiểm kê được và tác động lớn đến kết quả tài chính. Ví dụ như các bác sĩ thường tính phí bệnh nhân cho các cuộc hẹn lỡ vì giá trị dịch vụ đã mất. Giá chỉ tồn tại tại thời điểm cụ thể và biến mất khi bệnh nhân không tới.
Không chuyển quyền sở hữu
Khi mua hàng hóa, khách hàng được quyền chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu của hàng hóa đã mua. Còn khi mua dịch vụ thì khách hàng chỉ có quyền sử dụng dịch vụ, hưởng lợi ích mà dịch vụ đó mang lại trong thời gian nhất định.
Vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế
Dịch vụ giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nhiều ngành dịch vụ cung cấp các dịch vụ như vận tải, ngân hàng, quảng cáo,…để hỗ trợ cho hoạt động phân phối, sản xuất hàng hóa. Ngay cả khi hoạt động sản xuất di chuyển ra nước ngoài, nhiều dịch vụ tương tự như vậy vẫn sẽ tiếp tục cần thiết. Sự thành công của sản xuất đòi hỏi sự phản hồi nhanh chóng từ thị trường, khả năng tùy chỉnh sản phẩm và giao hàng nhanh,…. Mặt khác, lợi nhuận của sản xuất phụ thuộc vào việc khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng.