ĐIỆU NHẢY CHẾT NGƯỜI
Từ khóa tìm kiếm: Những bí ẩn của nhân loại – Minh Anh
Leon Stuart với chiếc kính thiên văn.
Đối với ngôi sao, “những câu chuyện tình” thường kết thúc không có hậu, gây ra những vụ nổ sáng chói, kinh khủng.
Một tai biến thực sự sẽ xảy ra khi hai ngôi sao đâm thẳng vào nhau. Nếu điều này diễn ra đối với mặt trời, những ngôi sao chổi sẽ là nạn nhân đầu tiên. Khi bị đẩy tới gần ngôi sao lang thang, những hình cầu bằng băng kia sẽ vỡ tung như những quả bom nhiệt hạch trong hệ mặt trời. Rồi điều này tiếp tục xảy ra với những hành tinh bé hơn của hệ mặt trời. Rồi điều này tiếp tục xảy ra với những hành tinh bị đánh bật ra khỏi quỹ đạo va chạm vào những hành tinh bé hơn của hệ mặt trời. Cuối cùng, hai hành tinh rực sáng sẽ đâm thẳng vào nhau, va chạm và nhập thành một ngôi sao khổng lồ. Sự hợp nhất chết người này không bền và ngôi sao đó sau khi đốt cháy hết vật chất sẽ kết thúc bằng việc nổ tung và phóng ra carbon tới hành tinh khác trong khoảng không liên hành tinh. Thật may mắn, điều giả tưởng nói trên hầu như không thể thực hiện được đối với mặt trời: Ngôi sao gần nhất và đáng đe dọa nhất – Proxima du Centaura – đang ở vị trí cách chúng ta khoảng 4,2 năm ánh sáng. Trên thực tế, một sa mạc vũ trụ dày đặc luôn ngăn cách phần lớn các ngôi sao với những “hàng xóm” trong dải thiên hà. Nhưng cũng có lúc chúng tới gần nhau đến mức không thể tránh được va chạm. Đó là trường hợp ở trung tâm của dải ngân hà, trong những tinh cầu, hàng triệu ngôi sao tập trung trong một không gian hẹp xung quanh ngoại vi của các dải thiên hà. Giữa chúng luôn có một lực hấp dẫn đủ mạnh để chúng chỉ cách nhau khoảng 1/10 năm ánh sáng. Những ngôi sao của đám tinh cầu bay hỗn loạn trong khoảng không hẹp và kết thúc bằng những cú va đập.
Nhiều ngôi sao khác trong những “cộng đồng” này cũng như trong dải ngân hà các ngôi sao thường “sống cặp” với nhau. Hai ngôi sao quay xung quanh nhau và di chuyển rất “giữ gìn” cho nhau. “Điệu nhảy thiên thể” này sẽ kết thúc khi cặp sao gặp phải một ngôi sao neutron, tức là một ngôi sao nhỏ nhưng có mật độ các ảnh ghép lại cực kỳ dày đặc (kiểu như 10 ngôi sao cỡ mặt trời nén lại thành một có diện tích cỡ chỉ bẳng Paris) – vết tích của một ngôi sao khác chết khép lại. Sau những hành động tiệm cận nhau khá phức tạp, thành viên “nhẹ cân” trong “cặp tình nhân” sẽ tách khỏi “bạn nhảy” chơ vơ trong khoảng không để “cặp bồ” với ngôi sao neutron mà chẳng chút “ngượng ngùng”. Sau khi giành được “người tình” ngôi sao neutron bắt đầu “nụ hôn ma cà rồng” của nó: Lực hấp dẫn mạnh mẽ, tiếp tục tăng thêm vật chất trong nó cho tới khi “nạn nhân chết hẳn”. Số gas hút được bị rơi vào vòng cầu nóng rực bao quanh ngôi sao neutron, tạo thành những đợt nổ lớn ngoạn mục nhìn thấy được dưới dạng tia X. Cảnh tượng này tồn tại khá lâu với các tia trước đây giả thuyết là tia vũ trụ, hiện tại được chỉnh lý nhờ các nghiên cứu của hai nhóm thiên văn Mỹ được trợ giúp bởi kính viễn vọng Chandra.