Do đâu có bùn đá chảy (lũ quét)?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum
Rất ít người được tận mắt nhìn thấy bùn đá chảy. Bùn đá chảy phá hoại rất lớn, gây tổn thất về người và của hết sức nghiêm trọng cho con người, đó là một loại thiên tai thường thấy, cho nên ta cần biết về hiện tượng này.
Bùn đá chảy là một loại lũ quét ở trên núi rất đột ngột. Khi xảy ra, nó mang theo một khối lượng lớn cát bùn và từng tảng đá dăm lớn nhỏ. Dòng bùn đá chảy rất mạnh, thời gian rất ngắn, sức phá hoại cực lớn. Khi dòng bùn đá chảy bùng ra như một con rồng màu nâu khổng lồ, vừa bò lượn, vừa gầm thét, với sức mạnh phá hoại ghê gớm, hủy diệt nhà cửa, dìm ngập làng mạc, đồng ruộng, rừng cây, làm tắc nghẽn sông ngòi, xô sập đập nước, cầu cống, nền đường, hầm ngầm…
Trên thế giới có hơn 50 nước và khu vực đã xảy ra dòng bùn đá chảy. Do kết cấu của dòng bùn đá chảy khác nhau, có thể chia làm ba loại là dòng đá chảy, dòng bùn chảy và dòng bùn đá chảy. Dòng đá chảy chủ yếu là khối đá dăm, cát thô trộn lẫn trong dòng lũ quét ở núi, trong thời gian ngắn, tích đống lại ở cửa thung lũng, đá dăm chất thành núi. Dòng bùn đá chảy, do cát mịn và bùn trộn trong dòng lũ quét, giống như vữa đựng trong chậu chảy ra, những tảng đá lớn như chiếc thuyền trôi nổi ở trên chảy xuống. Dòng đá chảy là đất bùn, sỏi sạn trộn lẫn trong dòng lũ quét ở núi, do dòng đá và dòng bùn hợp thành một khối, chỉ trong thời gian ngắn là đùa đẩy hết bùn, cát, đá trong khe suối ra ngoài miệng suối.
Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học, thung lũng xảy ra dòng bùn đá chảy không ổn định, thường xảy ra sụt lở, dốc trượt, thực vật bị phá hoại nghiêm trọng, bùn, đá, cát chất đống tương đối dày, chuẩn bị điều kiện vật chất cho sự bạo phát dòng bùn đá chảy. Phần trên rộng phần dưới hẹp, có điều kiện tích nước. Trước khi xảy ra dòng bùn đá chảy, lớp tơi xốp ở trạng thái bão hòa (toàn bộ khe hở đều chứa nước), cường độ mưa rất lớn đột ngột tăng lên rất to, lúc đó dễ xảy ra dòng chảy bùn đất nhất.
Phương pháp phòng ngừa nói chung là áp dụng biện pháp trồng cây gây rừng, kết hợp với công trình quay đê đầu suối, đáy suối, miệng suối, là có thể gìn giữ được nước và đất không bị trôi mất, lại có thể đạt được mục đích giảm bớt dòng bùn cát trôi chảy.