Đo “độ trong suốt” như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Quốc tế qui định: dùng một đĩa tròn trong suốt có đường kính 20cm, đặt bằng rồi nhấn chìm xuống đáy biển đến khi tới một độ sâu mà vừa đúng lúc mắt nhìn không thấy, đó là độ trong suốt của một vùng biển đó, lấy “mét” làm đơn vị đo. Quần đảo Mã Vĩ Tảo (tảo đuôi ngựa) ở Bắc Đại Tây Dương có độ trong suốt lớn nhất thế giới: 66,5m. Gần đây, khi người Đức khảo sát Nam Cực, đo được độ trong suốt lớn nhất của biển Weddell là 79m. Độ sâu này gần tương đương với độ sâu 80m của nước chưng cất.

Nước có màu chính gốc ở vùng trung tâm biển có độ trong suốt lớn, thường hơn 30m. Vùng biển sát bờ, nước nông, nhiều tạp chất và hạt to; lại có lượng sinh trưởng của sinh vật phù du lớn, màu nước không phải màu chính gốc, độ trong suốt nhỏ. Vùng biển gần bờ có độ trong suốt lớn nhất, vùng gần xích đạo nhỏ hơn; độ trong suốt của vùng nước hàn đới nhỏ nhất. Điều đó có liên quan đến nước biển chuyển động thẳng góc. Vùng biển có nước chảy ở đáy là chính thì độ trong suốt lớn (quần đảo vĩ độ trung, Mã Vĩ Tảo). Vùng biển xích đạo và hàn đới có nước chảy ở trên là chính thì độ trong suốt nhỏ vì dễ khuấy bùn cát ở đáy lên trên.

Ở cửa biển có sông lớn chảy ra, độ trong suốt càng nhỏ. Do thời tiết khác nhau, hàm lượng cát và lượng vi sinh vật phù du của vùng biển gần bờ khác nhau, cho nên độ trong suốt rõ ràng là khác nhau.