Đoạn mạch nối tiếp là đoạn mạch như thế nào? Giải đáp vật lý 9
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Chúng ta nhìn thấy rất nhiều dây điện, mạch điện trong cuộc sống. Thế nhưng, cấu tạo của những mạch điện này như thế nào? Hẳn sẽ có nhiều người chưa biết đến. Mạch điện có thể lắp được theo những kiểu gì? Kiến thức vật lý 9 sẽ giải đáp cho các em điều này. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đoạn mạch nối tiếp nhé! Đây là kiểu mạch điện được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta.
Mạch điện là gì?
Trước khi đến với các kiểu mạch điện, chúng ta cần có kiến thức chung về mạch điện. Ở phần này của bài viết, chúng ta sẽ giải đáp, mạch điện là gì? Mạch điện được hiểu là tập hợp các linh kiện hay phần tử điện được nối với nhau thông qua dây dẫn. Khi mạch điện được nối với nguồn chúng ta nói đây là mạch điện kín. Nếu để tìm hiểu về các linh kiện, hay phần tử điện thì sẽ có rất nhiều. Trong chương trình vật lý của các em, chúng ta được biết ít hơn. Đó chính là bóng đèn, công tắc điện, nguồn điện, điện trở R,…
Sơ đồ đoạn mạch có hai bóng đèn mắc nối tiếp
Đây chính là những linh kiện, phần tử điện được sử dụng nhiều nhất trong các bài học trên lớp. Mạch điện chúng ta được tìm hiểu trong môn vật lý 9 cũng là mạch điện đơn giản. Mạch điện có thể được mắc theo nhiều kiểu khác nhau. Đoạn mạch nối tiếp chỉ là một loại rất đơn giản trong các loại mạch điện. Tuy nhiên, đây cũng chính là kiểu mạch điện được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày.
Các em có thể làm thí nghiệm lắp mạch điện cơ bản trên lớp. Thầy cô sẽ trực tiếp hướng dẫn các em làm thí nghiệm này. Tuy nhiên, nguồn điện sẽ được sử dụng Vôn cực nhỏ để đảm bảo an toàn cho các em. Trong các đề bài, người ta sẽ miêu tả mạch điện để các em thực hiện vẽ và làm bài. Do đó các em nên nhớ kí hiệu về các phần tử có trong mạch điện để làm bài dễ dàng hơn.
Đoạn mạch nối tiếp là gì?
Sau khi tìm hiểu qua về mạch điện, chúng ta đã hiểu hơn về chủ đề này. Đoạn mạch nối tiếp chính là một trong những kiểu lắp mạch điện. Đoạn mạch này sẽ có những thiết bị điện lắp nối tiếp với nhau. Trong đoạn mạch thường chỉ có một đường dây dẫn duy nhất. Các linh kiện được nối với nhau chỉ bằng một đoạn dây dẫn thẳng. Đây là loại mạch điện dễ dàng lắp đặt nhất. Hai đầu dây được nối với nguồn. Trên đoạn dây đó sẽ là những thiết bị điện mắc nối tiếp với nhau.
Thí nghiệm các em được làm tại lớp
Đúng như tên gọi, đặc điểm lắp mạch điện này cũng như vậy. Tuy nhiên, trong đời sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều kiểu đoạn mạch. Các em nên phân biệt các kiểu đoạn mạch để áp dụng đặc điểm cho đúng. Với mỗi kiểu đoạn mạch khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau. Nếu chúng ta không tìm hiểu về đoạn mạch nối tiếp thì sẽ khó biết đến điều này.
Các em hoàn toàn có thể tự lắp kiểu mạch điện nối tiếp trên lớp. Ngoài ra, đối với các em thích khám phá, cũng có thể cùng người lớn thực hành tại nhà. Tuy nhiên, nguồn điện các em sử dụng nên là nguồn điện nhỏ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho các em trong quá trình lắp mạch cũng như thí nghiệm. Đoạn mạch nối tiếp có những đặc điểm gì cần chú ý? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp
Khi nói đến một mạch điện, chúng ta thường sẽ chú ý đến cường độ dòng điện, hiệu điện thế. Đối với đoạn mạch nối tiếp những đặc điểm này của dòng điện cũng có phần khác.
Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện trong mạch điện nối tiếp sẽ là như nhau ở mọi vị trí. Hay nói đơn giản hơn, cường độ dòng điện của đoạn mạch này bằng cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện. Ví dụ mạch điện đang có bóng đèn và điện trở mắc nối tiếp với nhau nối đến nguồn. Chúng ta có thể suy ra công thức: I = I đèn = I điện trở.
Ứng dụng của đoạn mạch trong cuộc sống
Trong đó I chính là kí hiệu của cường độ dòng điện. Khi các em lắp mạch hoặc làm bài tập về mạch điện, các em có thể áp dụng điều này. Đề bài có thể cho các em độ lớn của cường độ dòng điện, sau đó yêu cầu xác định tại các vị trí khác. Các em chỉ cần biết đây là đoạn mạch nối tiếp thì có thể suy ra I tại mọi điểm là như nhau.
Hiệu điện thế
Bên cạnh cường độ dòng điện chúng ta còn xét đến hiệu điện thế. Trong trường hợp đoạn mạch nối tiếp, hiệu điện thế của mạch bằng tổng các hiệu điện thế. Hay nói cách khác, Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
Chúng ta có thể dùng ngay ví dụ với đoạn mạch có đèn và điện trở mắc nối tiếp phía trên. Hiệu điện thế của đoạn mạch sẽ bằng tổng hiệu điện thế đi qua đèn cộng với điện trở. Chúng ta có thể suy ra công thức như sau: U = U đèn + U điện trở.
Đây chính là đặc điểm cần nhớ về đoạn mạch nối tiếp. Các em nên ghi chép lại những lý thuyết này để có thể làm bài tập chính xác hơn. Chỉ cần đề bài cho biết đây là đoạn mạch nối tiếp là các em có thể dùng.
Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp
Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp gồm các điện trở. Mà trong đó điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này. Sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước. Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần.
Chúng ta có công thức để tính điện trở của đoạn mạch nối tiếp có hai điện trở như sau:
Rtđ = R1 + R2.
Trong đó Rtđ chính là điện trở của toàn mạch. R1 và R2 là độ lớn của hai điện trở mắc nối tiếp trong mạch. Các em có thể dùng công thức này trong trường hợp mạch chỉ chứa hai điện trở mắc nối tiếp.
Ngoài ra, các em cần nhớ hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó. Chúng ta có công thức tính hiệu điện thế như sau: U1/U2 = R1/R2. Trong đó U1, U2 là hiệu điện thế của các điện trở trong mạch. R1, R2 là điện trở có trong mạch. Đây là những công thức được dùng trong đoạn mạch có hai điện trở. Các em có thể ghi nhớ về những ví dụ này để áp dụng chính xác nhất.
Ampe kế mắc trong đoạn mạch nối tiếp
Như chúng ta đã nói đến phía trên, khi xét về điện trở, chúng ta cần tính tổng các điện trở thành phần. Tuy nhiên trong đoạn mạch nối tiếp thì điện trở của Ampe kế hoàn toàn có thể bỏ qua. Bởi lẽ, điện trở của Ampe kế tác dụng lên dòng điện là rất nhỏ. Chúng ta thường lắp Ampe kế để đo cường độ dòng điện có trong mạch. Chính vì vậy, khi tính về điện trở, chúng ta có thể bỏ qua điều này.
Đoạn mạch có các thiết bị điện lắp nối tiếp nhau
Những kiến thức về chủ đề đoạn mạch nối tiếp đã được chúng tôi đề cập đến trên đây. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp các em làm bài tập dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, chúng tôi còn tổng hợp các ví dụ vô cùng dễ hiểu về chủ đề này cho các em tham khảo. Các em nên ghi nhớ và chép lại những điều này để có thể áp dụng trong bài học nhé!
Ngoài ra, trên trang chủ của chúng tôi còn có rất nhiều những bài viết khác về chủ đề vật lý 9. Các em có thể tham khảo ngay tại đây. Hoặc trực tiếp truy cập vào trang chủ để chọn lọc những bài viết muốn tham khảo. Đây chính là những bài tổng hợp kiến thức cần thiết