Đối tượng của thực vật học là gì?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum
Tiếng Anh “botany” (thực vật học) có gốc là tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “cỏ”. thời xưa, người ta nghiên cứu cỏ cây chủ yếu là để tìm thức ăn và thuốc chữa bệnh. Cây cỏ nào ăn được, chữa bệnh được? Bởi vậy, những người đầu tiên nghiên cứu về thảo mộc thường là các thầy thuốc hay “thầy mo”.
Họ biết loại cây nào độc, cây nào chữa được bệnh. Khoa thực vật học liên kết với khoa dược có đến hàng bao nhiêu trăm năm. đến thế kỷ XVI sau Công nguyên đã có người viết sách ghi lại những nhận xét của mình về thảo mộc. Sang thế kỷ XIX, công trình nghiên cứu khoa học của một người Anh tên là Charles Darwin đã giúp cho nhà thực vật hiểu rõ hơn sự tiến hóa của động và thực vật.
Nhận định của Darwin đã khiến các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về thảo mộc tách ra thành một ngành khoa học riêng gọi là khoa thực vật học. Khoa học này lại chia ra nhiều phân khoa hay ngành. một trong những phân ngành này được mệnh danh là “giải phẫu thực vật” nhằm nghiên cứu cấu trúc thực vật và các cách thức, các mối liên hệ của các mối cấu trúc này với nhau.
Những thí nghiệm về tính di truyền trong thảo mộc giúp cho người ta phát hiện quá trình đa dạng hóa của thảo mộc diễn ra như thế nào và chúng đã được cải tiến, hoàn thiện như thế nào. Công cuộc nghiên cứu này thuộc phạm vi nghiên cứu của phân khoa “di truyền học” (genetics). “môi sinh học” là một phân ngành khác của khoa học thực vật học, nhằm nghiên cứu sự phân bố thảo mộc trên thế giới, tìm hiểu xem tại sao loại cây này mọc ở nơi này mà không mọc ở nơi khác trên thế giới.
“Cổ thực vật học” cũng là một phân ngành của khoa thực vật học nhằm nghiên cứu quá trình tiến hóa của thảo mộc căn cứ trên những địa khai, hóa thạch tìm được. một phân ngành khác nữa của thực vật học là ngành “sinh lý thực vật học” ng- hiên cứu những phương cách mà thực vật dùng để thở và chế biến thức ăn cho chúng như thế nào. Phân khoa khác nữa là “bệnh lý học thực vật” nghiên cứu các chứng bệnh của thực vật.