Ecommerce Là Gì? Các Loại Hình Của Ecommerce

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Khi nói về marketing số bạn thường nghe về các thuật ngữ ecommerce. Bạn hiểu Ecommerce là gì? Các loại hình của ecommerce. Ecommerce có phải là Ebusiness không? Phân biệt các khái niệm này như thế nào? Bài viết này của chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về ecommerce.

Ecommerce là gì?

Hay hiểu đơn giản hơn e-commerce là các hoạt động thương mại hàng hoá hoặc dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác. Các hoạt động giao dịch đó như mua bán, quảng cáo, đặt hàng, giao hàng, thanh toán,…

Hiện nay, Internet đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, trở thành một phần không thể thiếu đối với con người. Cùng với đó là các thiết bị di động ngày càng trở lên phổ biến. Ngành thương mại điện tử tăng trưởng chóng mặt. Do đó, để bắt kịp thời đại, việc thực hiện các hoạt động thương mại trên Internet là điều mà các doanh nghiệp hiện nay hướng tới và chú trọng.

Phân biệt Ecommerce và Ebusiness

Nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử này với nhau. Thực chất 2 khái niệm này là khác nhau.

E-commerce – Thương mại điện tử

Về bản chất, thương mại điện tử là các hoạt động mua bán giao dịch trực tuyến giữa các bên. Môi trường hoạt động tiếp xúc là tập trung ở bên ngoài. Mục đích tiếp cận được nhiều khách hàng và bán được hàng. Làm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.

E-business – Kinh doanh điện tử

Về kinh doanh điện tử, là các hoạt động thông qua việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến mà tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh. Môi trường hoạt động tiếp xúc tập trung ở bên trong. Mục đích tăng lợi ích cho khách hàng, dù có lợi nhuận hay không. Bao gồm các quá trình hoạt động trong doanh nghiệp: mua hàng qua mạng, quản lí vật liệu, nguồn hàng, phát triển sản phẩm, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp,..

Kinh doanh điện tử phức tạp hơn thương mại điện tử (TMĐT), tập trung vào quy trình nội bộ bên trong doanh nghiệp, cải thiện, nâng cao chất lượng hiệu quả, năng suất và tiết kiệm chi phí.

Các loại hình thương mại điện tử

Căn cứ vào việc phân chia thành 2 nhóm cung và cầu hay chính là giữa người bán và người mua, nhà sản xuất với khách hàng, thương mại điện tử có thể chia ra làm nhiều nhóm loại hình. Trong có, các loại hình chính, phổ biến gồm những loại hình sau:

B2B : Business to Business ( Doanh nghiệp – Doanh nghiệp)

Mô hình B2B là hình thức giao dịch, trao đổi mua bán giữa 2 hoặc nhiều doanh nghiệp với nhau. Ví dụ như trao đổi, mua bán dịch vụ phần mềm quản lý sản phẩm, máy chủ,… giữa doanh nghiệp bán và doanh nghiệp có nhu cầu mua. Ngoài ra cũng có thể là dự trao đổi mua bán hàng hoá dịch vụ giữa doanh nghiệp với đại lý. Đây là hình thức thương mại đem lại doanh thu chính cho các doanh nghiệp cung.

B2C : Business to Consumer ( Doanh nghiệp – Khách hàng)

Là hình thức giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng lẻ. Mặc dù là hình thức tiếp cận nhiều khách hàng nhât, nhưng là những khách hàng lẻ. Nên đây không phải là hình thức kinh doanh đem lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp.

C2C: Consumer to Consumer ( Khách hàng – Khách hàng)

Là sự trao đổi mua bán giữa 2 hoặc nhiều người tiêu dùng thông qua một bên thứ ba. Là website hay trang mạng cho phép bán hàng trung gian hoặc đấu giá trực tuyến.

B2G: Business to Government ( Doanh nghiệp – Chính phủ)

Là các hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ thông qua Internet, nhưng có mục đích phi thương mại. Gồm các thủ tục mua bán công, cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay, kích cỡ của thị trường B2G còn nhỏ, không đáng kể. Do hệ thống mua bán của chính phủ trên Internet còn chưa phát triển.

Các loại hình thương mại điện tử khác

Ngoài 4 loại hình chính trên, còn một số loại hình khác như:

C2B: người tiêu dùng – doanh nghiệp. Trong đó, người tiêu dùng tạo ra giá trị mà doanh nghiệp cần và bán giá trị đó lại cho doanh nghiệp.

G2G: Chính phủ – chính phủ. Giữa các tổ chức khác nhau trong bộ máy chính phủ.

G2B: Chính phủ – doanh nghiệp. Tương tác trực tuyến, phi thương mại với mục đich cung cấp thông tin và tư vấn giải đáp cho doanh nghiệp.

B2E: Business to Employee: Doanh nghiệp – nhân viên. Sử dụng mạng lưới nội bộ cung cấp sản phẩm, dịch cho cho nhân viên trong doanh nghiệp.

Lợi thế, tầm quan trọng của Ecommerce là gì

Không bó buộc không gian, thời gian

Với hình thức thương mại điện tử, các doanh nghiệp không phải tốn chi phí mặt bằng cho hình thức này, dù là kinh doanh lớn hay nhỏ. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều hành hoạt động và quản lý ở khắp mọi nơi. Khách hàng cũng có thể đặt mua hàng ở bất kì đâu, bất cứ khi nào họ thích, cần mà không phải ra khỏi nhà, văn phòng.

Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng

Do không phải bó buộc địa điểm như kinh doanh offline, các doanh nghiệp, thương hiệu có nhiều cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Tiết kiệm chi phí

Kinh doanh thương mại điện tử sử dụng chi phí thấp hơn so với kinh doanh truyền thống. Các loại phí thuê mặt bằng bán, phí vận hành,… có thể không cần hoặc cần rất ít. Do đó, các doanh nghiệp sử dụng loại hình kinh doanh thương mại điện tử này làm loại hình chính sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tăng thị phần đứng trên thị trường, lợi thế về giá.

Thanh toán thuận tiện

Với Ecommerce, việc mua sắm và thanh toán trở nên vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. Với sự đa dạng về các hình thức thanh toán: tiền mặt, thẻ, chuyển khoản, ví điện tử,… khách hàng và doanh nghiệp có thể dễ dàng giao dịch hơn.

Trên đây, Vietlearn.org đã chia sẻ cho bạn đọc các thông tin kiến thức về Ecommerce. Khái niệm Ecommerce – thương mại điện tử là gì? Phân biệt giữa e-commerce và e-business. Các mô hình thương mại điện tử hiện nay. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nhiều kiến thức về ecommerce hơn trong các giáo trình thương mại điện tử của các trường đại học. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ đem lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.