Giặt “khô” là giặt như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 4 – Arkady Leokum đã gọi là giặt thì phải có nước và xà bông, mà đã có nước thì làm sao gọi là “khô” được? đúng! Tuy nhiên, theo bạn, giặt là phải làm sao cho sạch hết các vết dơ, bẩn bám trên quần áo chứ gì? Làm sao có thể làm sạch hết các chất dơ, bẩn bám trên quần áo mà không cần dùng đến nước, xà bông, được chứ? Có một vài loại hàng nếu đem giặt “ướt” thì sẽ bị phai màu, bị co cho nên phải giặt khô. Len, lụa, satin, nhung chẳng hạn, đem giặt nước là kể như hết xài.

Trong giặt khô, thay vì “nước, xà bông”, người ta dùng chất hòa tan. Ngày nay chất hòa tan này thường là một hợp chất. Người ta dùng hợp chất này để làm tan mỡ, dầu bám trên đồ và sau đó chất hòa tan này sẽ bốc hơi. Khi giặt “khô”, người ta dùng một loại máy giặt riêng nhưng cũng giống với các máy giặt “uớt” thông thường. Thay vì nước, người ta dùng hợp chất mà ta gọi là dung dịch hòa tan (solvent). Máy cũng “quậy” cho chất dung dịch ngấm vào quần áo. Sau đó được đưa sang bộ phận “lược” (filter) để làm sạch, rồi lại cho vào máy “quậy”. Chất hòa tan khác với xà bông ở chỗ đắt giá hơn xà bông. Nhưng, bù lại, nó có thể được xài đi xài lại hoài. Chất hòa tan được pha trộn với chất tẩy (detergent) để làm cho chất dơ bám vào quần áo bị lấy ra dễ dàng. Quần áo được đưa vào trong máy có chất hòa tan pha lẫn chất tẩy quậy nhẹ nhẹ cho đến khi tẩy hết các chất dơ. Sau đó, quần áo được đem “giũ” trong chất hòa tan, không pha chất tẩy.

Công đoạn cuối cùng của giai đoạn giặt khô là quần áo sau khi đã được “giũ” trong chất hòa tan sẽ được đưa qua máy quay ly tâm tốc độ cao để “vắt” hết chất hòa tan, sau đó sẽ được đưa qua “hấp” bằng khí nóng. Chính khí nóng này sẽ làm cho chất hòa tan còn sót lại trong quần áo phải bốc hơi. Chưa xong, quần áo còn phải đưa qua bộ phận kiểm tra xem còn sót lại vết dơ nào hoặc chưa được tẩy kỳ hết thì sẽ dùng hóa chất tẩy cho bằng hết, sau đó còn phải kiểm tra xem vải có bị lem hoặc bạc màu không. Sau cùng mới đem ủi. Bàn ủi thực ra là một cái máy ép hơi nhưng cũng có một vài chỗ trên quần áo, người ta phải dùng bàn ủi tay.

Tiệm giặt “khô” đầu tiên trên thế giới có từ năm 1845 tại Paris. Nhưng trước đó nữa người ta đã dùng chất hòa tan thay vì nước để giặt quần áo. Người ta nói rằng chất hòa tan có tên là turpentin đã được sách vở đề cập đến từ năm 1690!