Giếng khơi là gì?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum
Ở một đoạn trên, các bạn đã được giới thiệu giếng phun nước nóng (geyser) và bạn đã hiểu tại sao nước của các giếng phun này nóng. Chắc bạn sẽ hỏi: “thế có giếng phun nước không nóng không?”. Có chứ. Loại giếng phun này tiếng Anh gọi là “artesian”. từ này bắt nguồn từ một địa danh là “Artois”, một vùng ở phía bắc nước Pháp, nơi cái giếng đầu tiên kiểu này được khoan ở châu Âu cách nay… 800 năm! muốn có giếng phun kiểu “artesian” thì phải hội đủ một số điều kiện. Phải có một lớp đá xốp hoặc cát nằm giữa hai lớp đá cứng và không ngấm, thoát nước. Ở một vài nơi, lớp đá xốp này có thể nằm lộ thiên để nước mưa hoặc nước do tuyết tan có thể ngấm xuống cho đến khi nước tràn ngập lớp đá xốp hoặc cát nằm kẹp giữa hai lớp đá cứng. Có một áp lực rất lớn giữ cho nước nằm im tại đó cho đến khi con người “đụng đến”. Chỉ cần khoét một lỗ nhỏ chừng vài phân xuyên qua lớp đá cứng bên trên là nước bị dồn ép trong lớp đá xốp ở giữa bắn vọt lên.
Người trung Quốc và người Ai Cập cổ đã biết đào giếng khơi. Ở Âu châu thời xưa có khi người ta phải mất sáu bảy năm mới đào được một giếng khơi. Nhưng ngày nay với phương tiện kỹ thuật hiện đại, đào một cái giếng khơi là việc đơn giản và mau lẹ.
Gần vùng Edgemont, bang Nam Dakota (Hoa Kỳ) có hai cái giếng khơi sâu tới 920m cung cấp mỗi ngày khoảng 5 triệu lít nước. Ở dưới sâu như vậy nên nước của hai giếng này khi lên tới mặt đất mà còn nóng tới gần 6000C. một giếng khác ở vùng này phun lên nước còn nóng hơn nữa. một vài thành phố lớn bên Hoa Kỳ như Pittsburg, St. Louis, Columbus trông cậy hoàn toàn hoặc một phần vào các giếng để có nước xài.