Góc nội tiếp – Lý thuyết và các dạng bài tập liên quan Toán 9
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Góc nội tiếp trong hình học là kiến thức vô cùng quan trọng trong chương trình Toán học lớp 9. Đặc biệt là thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra, ôn tập. Chính vì vậy để hiểu rõ hơn về khái niệm, các định lý về góc nội tiếp lớp 9 cũng như các dạng bài tập. Hãy cùng Vietlearn.org/ tìm hiểu qua bài giảng ngay sau đây.
I. Lý thuyết về góc nội tiếp
- Định nghĩa:
Góc nội tiếp (GNT) trong hình học là góc có 2 cạnh chứa 2 dây cung của 1 đường tròn và có đỉnh thuộc trên đường tròn đó.
Cung mà nằm bên trong góc chính là cung bị chắn.
Định nghĩa về góc nội tiếp trong một đường tròn
- Định lí:
Số đo góc nội tiếp trong 1 đường tròn bằng nửa số đo cung bị chắn trong 1 đường tròn.
- Hệ quả:
Góc nội tiếp lớp 9 là kiến thức vô cùng quan trọng cần phải nắm vững. Đặc biệt để giải được những bài tập góc nội tiếp từ cơ bản đến nâng cao cần hiểu và vận dụng được hệ quả của chúng. Trong 1 đường tròn ta có:
Những góc nội tiếp bằng nhau sẽ chắn những cung bằng nhau.
Những góc nội tiếp cùng chắn 1 cung hay chắn những cung bằng nhau thì bằng nhau.
Góc nội tiếp sẽ có số đo bằng nửa số đo góc ở tâm sẽ cùng chắn 1 cung. (Góc này phải có độ lớn nhỏ hơn hoặc bằng 90º).
Góc nội tiếp mà chắn nửa đường tròn sẽ là góc vuông.
Các hệ quả của góc nội tiếp trong một đường tròn
II. Bài tập góc nội tiếp
Qua bài giảng lý thuyết về toán 9 góc nội tiếp, các em cần hoàn thành được 1 số mục tiêu mà bài giảng đưa ra như:
Nắm vững được định nghĩa, định lí và các hệ quả.
Vận dụng được các lý thuyết và giải được các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, từ trắc nghiệm đến tự luận.
- Bài tập trắc nghiệm:
Trên đây là toàn bộ kiến thức nền tảng quan trọng về toán 9 bài góc nội tiếp. Để nắm vững và vận dụng được những lý thuyết này, dưới đây là các dạng bài tập góc nội tiếp trắc nghiệm và tự luận thường gặp.
Bài tập 1: Trong những khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?
Câu A. Những góc được xem là nội tiếp có độ lớn bằng nhau sẽ chắn các cung bằng nhau.
Câu B: Góc được xem là nội tiếp mà chắn nửa đường tròn sẽ là góc vuông.
Câu C: Những góc được xem là nội tiếp mà chắn cùng một cung hay chắn những cung bằng nhau thì sẽ bằng nhau.