Hai loại điện tích là gì bạn có biết? Kiến thức lý 7 hay nhất
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Đối với vật lý học, bất cứ khái niệm gì đưa ra đều được đi kèm với thí nghiệm. Đặc biệt là những kiến thức vật lý trong chương trình học lớp 7, chúng rộng lớn nhưng cũng rất gần gũi. Bài học hôm nay mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc chính là kiến thức về hai loại điện tích. Đây là những kiến thức thú vị nhưng không hề dễ dàng, nên bạn học sinh nào cũng nên chú ý. Chúng tôi sẽ đưa ra thí nghiệm, giải thích và đi đến kết luận dễ hiểu. Ngoài ra giúp các bạn giải bài tập vật lý 7 hai loại điện tích để bạn tham khảo. Cùng bắt đầu thôi.
Chia sẻ về hai loại điện tích
Thí nghiệm về hai loại điện tích
Đầu tiên, bạn kẹp hai mảnh nilon vào thân bút chì, sau đó bạn nhấc lên. Khi đó bạn thấy rằng, hai mảnh nilon này không đẩy hoặc hút nhau. Chúng không tương tác với nhau.
Tiếp theo, bạn hải hai mảnh nilon này xuống mặt bàn. Sử dụng một miếng vải bằng len khô, bạn cọ xát hai mảnh này nhiều lần. Sau đó, bạn cầm thân bút chì nhấc lên. Kết quả nhận được, hai miếng nilon đẩy nhau.
Sang một thí nghiệm khác. Bạn sử dụng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa giống nhau, sẫm màu. Bạn đặt một trong hai thanh này lên trên trục nhọn để nó có thể quay dễ hơn. Đưa các đầu kim loại đã được cọ xát gần với nhau hơn. Lúc này, bạn sẽ thấy chúng đẩy nhau.
Nhận xét về thí nghiệm: Hai vật giống như nhau, được cọ xát như nhau thì sẽ mang điện tích cùng loại. Khi này, chúng sẽ đẩy nhau khi được đặt gần với nhau. Đây là cơ sở hình thành định nghĩa hai loại điện tích phát triển.
Vậy hai loại điện tích là gì?
Có hai loại điện tích. Các vật mà được mang điện tích cùng dấu thì chúng sẽ đẩy nhau. Còn các vật mà mang điện tích khác loại thì chúng sẽ hút nhau.
Quy ước của hai loại điện tích này cũng vô cùng đơn giản. Đối với điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, chúng mang điện tích dương (+). Còn đối với điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát vào vải khô, chúng mang điện tích âm (-).
Sơ lược thông tin cấu tạo nguyên tử
Đối với hai loại điện tích lớp 7, ở tâm của nguyên tử sẽ có một hạt nhân. Hạt nhân này mang điện tích dương.
Xung quanh hạt nhân sẽ có các e mang điện tích âm. Chúng chuyển động nhanh chóng, tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
Tổng các điện tích âm của các e sẽ có trị số tuyệt đối, bằng với điện tích dương của hạt nhân. Bởi vậy, bình thường nguyên tử sẽ trung hòa về điện.
Các electron tự do có khả năng dịch chuyển từ phía nguyên tử này sang đến phía nguyên tử khác. Chúng dịch chuyển từ vật này sang vật khác.
Thí nghiệm về hai loại điện tích
Từ đó, ta đi đến kết luận về 2 loại điện tích sau: Nguyên tử bao gồm hạt nhân mang điện dương, các e mang điện âm và chuyển động xung quanh hạt nhân. Một vật được coi là nhiễm điện âm nếu như chúng nhận thêm electron. Một vật được coi là nhiễm điện dương nếu chúng mất bớt electron.
Tổng kết bài học hai loại điện tích
Dưới đây là tổng kết thông tin về hai loại điện tích. Khuyến khích các em chép lại phần tóm tắt này theo dạng sơ đồ tư duy để có thể hiểu bài tập được kỹ càng và sâu sắc hơn. Đây là phương pháp học tập giúp các em hệ thống lại kiến thức tốt nhất. Thế nên đừng chủ quan mà bỏ qua nhé.
Hai loại điện tích
Điện tích âm
Điện tích dương
Tương tác giữa hai loại điện tích
Cùng loại thì đẩy nhau
Khác loại thì hút nhau
Sơ lược cấu tạo nguyên tử
Có một hạt nhân mang điện tích dương
Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm
Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
Vật nhiễm điện
Âm nếu nhận thêm electron
Dương nếu như mất bớt electron
Mở rộng kiến thức
Đối với kiến thức về hai loại điện tích, những thông tin mà chúng tôi đưa đến bên trên là đã đủ. Thế nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều hơn, một số thông tin dưới đây có thể cần thiết cho bạn.
Điện tích là một tính chất vô cùng cơ bản. Chúng có tính chất không đổi của một số hạt hạ nguyên tử. Đây là đặc trưng cho tương tác giữa các điện từ của chúng. Điện tích sẽ tạo ra trường điện từ, chịu sự ảnh hưởng của trường điện từ. Những sự tương tác này là nguyên nhân gây ra lực điện từ. Bởi vì nó chuyển động hoặc đứng yên so với trường điện từ này.
Điện tích có thể tạo ra các hạt mang điện vô cùng nhỏ. Chúng như là một chất điểm, thế nên điện tích còn có tên gọi khác. Đó là điện tích điểm. Những điện tích điểm này có thể được sử dụng bên trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, chúng có thể là thí nghiệm tưởng tượng ở trên lý thuyết. Chúng được gọi là điện tích thử.
Các vật ở xung quanh chúng ta thông thường đều trung hòa về điện. Lý do là bởi mỗi nguyên tử khi ở trạng thái tự nhiên, chúng có tổng số electron bằng với tổng số proton.
Tính chất của các loại điện tích
Bài tập và giải bài tập hai loại điện tích
Bài tập
Bài 1: Trước khi cọ xát các vật, có phải vật nào cũng đều có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương không? Nếu có, chúng tồn tại ở những loại hạt nào được cấu tạo nên vật?
Bài 2: Trong phân xưởng dệt, người ta hay treo các tấm kim loại nhiễm điện trên trần cao. Việc làm này có tác dụng như thế nào?
A Làm cho công nhân trong quá trình làm việc không bị nhiễm điện
B Làm cho căn phòng trở nên sáng sủa hơn
C Có tác dụng hút hết các bụi bông lên trên bề mặt của tấm kim loại. Từ đó làm cho không khí ở trong xưởng bớt bụi bặm hơn
D Giúp cho nhiệt độ bên trong phòng luôn được ổn định
Bài 3: Trong những kết luận sau đây, chọn kết luận không đúng
A Các điện tích cùng loại thì chúng hút nhau, còn khác loại thì chúng đẩy nhau
B Có hai loại điện tích, đó là điện tích dương (+) và điện tích âm (-)
C Thanh nhựa và thanh thủy tinh, nếu cọ xát bằng vải khô, đặt gần nhau thì chúng hút nhau
D Hai mảnh nilon nếu được cọ xát bằng vải khô, sau khi đặt gần nhau thì sẽ đẩy nhau.
Lời giải đáp
Đây là giải bài tập vật lý 7 bài 18, các bạn cùng tham khảo ngay nhé.
Bài 1: Trước khi cọ xát mỗi vật đều đã có sẵn hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương. Các điện tích dương sẽ được tồn tại ở dưới dạng hạt nhân nguyên tử. Còn các điện tích âm sẽ được tồn tại ở các electron, chuyển động ở xung quanh hạt nhân.
Bài 2: Đáp án C. Những tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao có đặc tính rất thú vị. Chúng có khả năng hút được hết những bụi bông để bám trên bề mặt của chúng. Từ đó làm cho không khí trong xương trở nên sạch, ít gặp bụi bẩn hơn.
Bài 3: Đáp án A. Các vật mang điện tích khác loại thì sẽ hút nhau. Còn các vật mà mang điện tích cùng loại thì sẽ đẩy nhau.
Thông tin về các điện tích
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc về hai loại điện tích. Đây là những thông tin vô cùng thú vị, bạn đọc đừng nên bỏ qua nhé. Hãy giúp chúng tôi chia sẻ bài viết rộng rãi để nhiều người yêu vật lý có thể học hỏi ngay lúc này. Ngoài ra, chúng tôi giới thiệu cho bạn những bài viết chất lượng khác trên website để bạn tham khảo. Đây là những thông tin cực kỳ thú vị và tin cậy, đủ để bạn có thể học hỏi theo. Ví dụ như bài viết về sự nhiễm điện