Hải lưu có ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum
Khí hậu vùng có dòng hải lưu trôi qua thay đổi rõ rệt, cụ thể ở hai mặt: nhiệt độ khí trời và mưa. Qui luật chung: vùng dòng nước ấm chảy qua thì nhiệt độ tăng và mưa nhiều, vùng có dòng nước lạnh chảy qua thì nhiệt độ giảm nhanh, mưa ít.
Để giải thích rõ dòng hải lưu có ảnh hưởng đến khí hậu, trước hết ta tìm hiểu một chút về việc truyền nhiệt lượng của dòng nước ấm và lạnh.
Theo đo đạc: vùng dòng nước ấm, cứ 1 cm2 mặt biển mỗi năm truyền cho không khí 110 kcalo; vùng nước lạnh, cứ 1 cm2 mặt biển mỗi năm truyền xuống lớp nước dưới sâu khoảng 60 kcalo. Cho nên, vùng biển có dòng nước ấm chảy qua, có tác dụng tản nhiệt, nhiệt độ không khí tăng; vùng biển có dòng nước lạnh chảy qua thì hút nhiệt, nhiệt độ khí trời giảm.
Bờ Tây Nam của Thái Bình Dương là đảo New Guinea, dòng nước ấm chảy qua, nhiệt độ khí trời là 27,50C, nhiệt độ bình quân 28,50C. Bờ Đông của Nam Thái Bình Dương có cùng vĩ độ với đảo New Guinea là bờ biển Tây Péru, dòng nước lạnh chảy qua, nhiệt độ: 16,50C, nhiệt độ bình quân: 19,20C.
Bờ biển Canada ở phía bờ Đông của Thái Bình Dương là vùng có dòng nước ấm chảy qua, nhiệt độ bình quân: 7,80C; bờ biển thuộc Liên Xô (cũ) ở phía Tây Thái Bình Dương có cùng vĩ độ là vùng nước lạnh chảy qua, nhiệt độ bình quân là: -1,60C.
Dòng hải lưu cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến mưa. Vùng dòng nước lạnh chảy qua, hàm lượng hơi nước trong không khí ít, không khí lại ở trạng thái ổn định, ít có chuyển động đối lưu, vùng ven bờ lượng mưa giảm. Vùng dòng nước ấm chảy qua, hàm lượng hơi nước trong khí quyển nhiều, không khí ở trạng thái không ổn định dễ có chuyển động đối lưu, luồng khí mang nhiều hơi nước bốc lên cao sẽ thành lớp mây làm cho mưa nhiều. Thí dụ: Alaska (vĩ độ Bắc 540) ở bờ Đông Bắc Thái Bình Dương là vùng dòng nước ấm chảy qua, lượng mưa hàng năm hơn 2600mm, vùng biển Liên Xô (vĩ độ Bắc 530) của Bờ Tây Thái BÌnh Dương, đối diện với Alaska là vùng có dòng nước lạnh chảy qua, lượng mưa hàng năm là 575mm.
Thành phố Lima (vĩ độ Nam 120) ở bờ Đông của Nam Thái Bình Dương có lượng mưa hàng năm là 21mm vì là vùng có dòng nước lạnh chảy qua. Cảng Darwin ở bờ Tây và Nam của Thái Bình Dương là vùng có dòng nước ấm chảy qua, lượng mưa hàng năm khoảng 1600mm. Hơi nước rất nhiều từ dòng nước ấm và nóng này bốc lên rất cao, gặp không khí lạnh dễ tạo thành mây mưa. Vùng biển có dòng nước lạnh chảy qua, do nhiệt độ thấp, dòng không khí thuộc loại luồng khí hạ xuống ở mặt đất, khô và lạnh, khó tạo thành mây mưa.