Hải lưu có liên quan gì tới vận tải biển?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum
Tốc độ hải lưu trong đại dương là 4km/h, tàu thuyền chạy thuận dòng chỉ tăng nhanh 4km/h, nếu chạy ngược dòng tốc độ giảm 4km/h.
Năm 1492, nhà đi biển Chiristopher Columbus lần đầu tiên băng qua Đại Tây Dương đến vùng đại lục Châu Mỹ, nhưng phải mất 35 ngày mới tới nơi vì đi ngược dòng nước ấm Bắc Đại Tây Dương. Năm 1943 Columbus lại đến châu Mỹ lần thứ hai; đầu tiên thuận theo dòng nước lạnh Canari xuôi về phía Nam rồi men theo Bắc xích đạo chạy về hướng Tây, tuy đường đi dài hơn nhưng chỉ cần 20 ngày đã tới đại lục châu Mỹ, so với lần đi đầu tiên rút ngắn 17 ngày. Điều đó nói lên dòng hải lưu có ảnh hưởng trực tiếp đến tàu thuyền đi nhanh hay chậm.
Năm 1912, chiếc tàu Titanic tiên tiến nhất, lộng lẫy nhất của nước Anh, trong lần chạy đầu tiên đã va vào núi băng trôi bị chìm, đó là tai nạn nổi tiếng nhất lịch sử hàng hải, núi băng này do dòng nước lạnh Labrador chuyển từ Bắc Băng Dương đến vùng Bắc Đại Dương; cho nên đường đi của núi băng là do dòng hải lưu chi phối. Muốn chạy tàu an toàn phải nắm vững đường chảy của dòng hải lưu, nắm vững việc phân bổ và hướng di chuyển của núi băng, đó là công việc vẫn có ý nghĩa thực tế quan trọng trong thời đại hiện đại hóa cao độ ngày nay.
Dưới sự giúp đỡ của Cục khí tượng Hàng hải, công ty Erbison (Mỹ) đã tận dụng dòng nước ấm hỗ trợ chạy tàu. Sáu chiếc tàu của công ty này chạy ở vùng có tốc độ chảy cao nhất, hướng phía Bắc đến Châu Âu; khi về thì chạy theo ven bờ biển của Châu Âu xuống phía Nam, hết sức tránh chạy ngược dòng. Nhờ đó, năm 1975, công ty đã tiết kiệm được 12,5 ngàn thùng dầu, năm 1976, công ty quyết định sử dụng hết các số liệu về dòng hải lưu do vệ tinh cung cấp, tận dụng chúng hỗ trợ cho tàu chạy, năm đó lại tiết kiệm được 31,5 ngàn thùng dầu.
Cho nên, nắm chắc đường chảy và qui mô của dòng hải lưu sẽ có ý nghĩa lớn cho chạy tàu, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, vùng gặp nhau của các dòng hải lưu lại có luồng nước chảy xuống phía đáy biển thì mặt nước sẽ có vùng lõm thấp; vùng các dòng hải lưu phân tán lại có dòng nước chảy lên trên thì mặt nước sẽ có vùng lồi cao. Để đảm bảo an toàn chạy tàu, hết sức tránh “vùng lõm thấp” và “vùng lồi cao” vì thân tàu sẽ bị chòng chành mạnh, dễ xảy ra sự cố.