Hệ hô hấp được cấu tạo như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum

Lỗ mũi (nói chính xác hơn là khoang mũi) là bộ phận đầu tiên của đường hô hấp. sau mũi là họng, họng giống như một lối rẽ, đồ ăn từ khoang miệng qua họng và vào thực quản, không khí từ khoang mũi qua họng đi vào hầu.

Hầu, khí quản và nhánh khí quản có cấu tạo như một cành cây. Bộ rễ của cây chính là hầu, thân cây là khí quản, cành cây là nhánh khí quản chia thành nhiều chi nhỏ.

Hầu nằm ở cổ trước, nối liền yết và khí quản, là một bộ phận tạo nên đường hô hấp, nó cũng là cơ quan phát thanh. Nó do một ít xương sụn, dây chằng và cơ thịt cấu thành. Miếng xương sụn lớn nhất tạo thành hầu là giáp trạng. giáp trạng có hình dạng giống như cái thuẫn dùng trong chiến trận thời cổ, ở giữa nhô ra phía trước gọi là yết hầu. Ở nam giới, yết hầu lớn dần lên cùng với tuổi, sau tuổi thành niên có thể thấy nó một cách dễ dàng. Phía trên, trước khoang yết hầu có một miếng xương sụn, gọi là nắp khí quản. Nắp khí quản hình chiếc lá, khi chúng ta nuốt thức ăn, nó đậy yết hầu lại, ngăn không để thức ăn đi lạc vào khí quản. Nếu vừa nói vừa cười đùa lúc ăn cơm, nắp khí quản không đóng lại kịp, thức ăn sẽ rơi vào khí quản, lúc đó nhẹ là ho kịch liệt, nặng sẽ là ngạt thở. Cho nên khi ăn cơm chú ý, không nên nói cười quá nhiều. Bên trái và bên phải thành yết hầu đều có một dây thanh đới, giữa hai dây thanh đới có một khe hở. Khi nói, thanh đới bị kéo căng, khe hở hẹp lại, khi thở ra đập mạnh vào thanh đới, làm thanh đới rung lên phát ra thanh âm. sau tuổi thành niên, nói chung nữ có âm điệu tương đối thấp, nguyên nhân là do thanh đới của nam giới dài và rộng, còn thanh đới của nữ giới ngắn và hẹp.

Hệ hô hấp

Khoang mũi

Khoang miệng

Yết

Hầu

Khí quản

Khí quản chi phải

Khí quản chi trái

Phổi phải

Phổi trái

Khí quản là đường ống hình tròn, dài khoảng 11-13 mm, phía trên thông với hầu, phía dưới nối liền với hai nhánh khí quản trái và phải. Khí quản và nhánh khí quản có kết cấu giống nhau, đều do mô liên kết, mô cơ và vòng xương sụn hình chữ C cấu thành. Xương sụn hình chữ C có tác dụng như cái giá đỡ, bảo đảm cho không khí lưu thông suốt trong ống khí quản. Thành bên trong của khí quản và nhánh phế quản phủ lên một lớp niêm mạc lông tơ. Niêm mạc có thể tiết ra niêm dịch, dán chặt bụi bặm trong không khí và vi khuẩn lại. Lông tơ trên niêm mạc giống như cây chổi trong tay công nhân vệ sinh, không ngừng lay động về phía hướng yết hầu, không ngừng đem bụi đất, vi khuẩn mà nó quét được tới yết hầu. Thông thường đờm mà chúng ta ho ra, trên thực tế chính là niêm dịch mà lông tơ đem tới bên trong có bụi đất và có cả vi khuẩn. Vì thế, tùy tiện khạc đờm là hết sức mất vệ sinh.

Phổi nằm ở vị trí giữa lồng ngực, phân làm hai bộ phận phải và trái. Phổi bên phải chia làm hai lá, phổi bên trái chia làm ba lá. Vị trí từ khí quản đi vào phổi là cửa phổi. Từ cửa phổi trở đi, nhánh khí quản phải ở phổi phải chia thành hai nhánh, nhánh khí quản trái ở phổi trái chia thành ba nhánh, có nghĩa là mỗi một lá phổi đều thông với khí quản. Nhánh phế quản đi vào lá phổi phải phân nhánh 15-16 lần nữa, hơn thế càng phân nhánh càng nhiều, càng phân nhánh càng nhỏ. sau cùng hình thành nên những nhánh khí quản li ti, những khí quản li ti mang tính hô hấp này chia làm các phế nang quản, trên phế nang có vô số phế nang, tổng cộng đã trải qua 20-23 lần phân nhánh. Bây giờ nếu bạn nhắm mắt lại, tập trung nghĩ về tình trạng phân nhánh của khí quản, bạn sẽ thấy nó thật giống như cái cây được tạo hình phân nhánh tỉ mỉ và có mỹ thuật.