Hệ thống đo thập phân là gì?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 5 – Arkady Leokum
Khi thiết lập hệ thống đo (chiều dài, diện tích) lường (chất lỏng, trọng lượng) người ta có thể chọn bất cứ một độ dài nào đó hoặc một thể tích, một trọng lượng nào đó làm đơn vị chuẩn. Chẳng hạn, người ta có thể lấy chiều cao trung bình của người làm đơn vị chuẩn. Ở những quốc gia nói tiếng Anh ngày nay, một vài đơn vị đo chiều dài vẫn đặt căn bản trên độ dài của phần thân thể nào đó, chẳng hạn từ khuỷu tay cho đến đầu ngón tay giữa, hoặc trên căn bản trọng lượng của hạt lúa mì.
Vì mỗi quốc gia có thể có đơn vị đo lường khác nhau nên người ta thấy cần phải có một đơn vị đo, lường chuẩn dùng trong quốc tế. Hệ thống đo lường được nhiều quốc gia trên thế giới chấp thuận áp dụng là hệ thống đo, lường thập phân. đây là hệ thống đã được một Ủy ban khoa học đặt ra vào năm 1789 ở Pháp. Tuy nhiên, trên thế giới ngày nay vẫn còn một vài quốc gia nói tiếng Anh không chịu dùng hệ thống đo lường thập phân này, trừ trong các công trình khoa học của họ.
Hệ thống “mét” đặt căn bản trên độ dài của một mét, tức là xấp xỉ với một phần mười triệu của độ dài nối liền Bắc và Nam cực. Hệ thống này dựa trên thập phân, có nghĩa là mỗi đơn vị lớn hay nhỏ hơn đơn vị kế nó 10 lần. đơn vị đo chiều dài này cũng được áp dụng để do diện tích và khối (cubic). đơn vị để đo trọng lượng là “gam” là trọng lượng của một centimét khối nước nguyên chất. đơn vị để lường thể tích là “lít”. Hecta là đơn vị đo diện tích lớn gấp 10.000 lần diện tích của một mé vuông. Hệ thống mét, nói chung là hệ thống thập phân, thuận tiện hơn hệ thống đo lường của người Anh, Mỹ bội phần nhờ bội và ước số thập phân của mỗi đơn vị. Một vài đơn vị đo lường của hệ thập phân so với hệ đo của Anh Mỹ:
Foot = 0,3058m – inch = 2,540cm – mile = 1,609km – quart = 0,946 lít