Hóa lớp 10 – Kiến thức trọng tâm và các dạng bài trong đề thi
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Bước vào bậc THPT, nhiều học sinh cảm thấy bỡ ngỡ và chưa làm quen được với phương pháp học mới. Đặc biệt với những môn học được đánh giá là khó như Hóa lớp 10. Vậy làm sao để nhanh chóng làm quen với phương pháp dạy và học bậc THPT cũng như nắm vững kiến thức môn hóa? Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung chương trình Hóa lớp 10
Chương trình môn Hóa học lớp 10 có gì?
Chương 1. Nguyên tử
Tại chương 1, học sinh được ôn lại kiến thức về Đồng vị, Cấu hình electron nguyên tử, Bài toán khối lượng riêng của nguyên tử, Cấu tạo nguyên tử.
Đây là những nội dung kiến thức cơ bản, mang tính nền tảng, có vai trờ quan trọng để bạn học tốt chương trình hóa học 10 cũng như hóa học ở bậc THPT.
Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học & định luật tuần hoàn
Tại chương 2, học sinh được tìm hiểu kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các quy tác xây dựng bảng tuần hoán. Dựa vào bảng tuần hoàn, học sinh có thể so sánh các thông số cơ bản của các chất, từ đó suy luận tính chất hóa học, các quy luật hóa học.
Chương 3. Liên kết hóa học
Tại chương 3, học sinh được học về các mối liên kết trong hóa học, cơ chế để các chất liên kết với nhau trong các phản ứng hóa học.
Chương 4. Phản ứng hóa học
Tại chương 4, học sinh được tìm hiểu về các loại phản ứng hóa học và phương pháp cân bằng electron trong phản ứng hóa học.
Chương 5. Nhóm VIIA. Halogen
Tại chương 5, học sinh được tìm hiểu về tính chất hóa học của các chất thuộc nhóm Halogen – Nhóm nguyên tố quan trọng trong bảng tuần hoàn hóa học.
Chương 6. Nhóm VIA. Oxy – Lưu Huỳnh
Tại chương 6, học sinh được tìm hiểu về hai phi kim quan trọng nhất và có ứng dụng nhất là oxi và lưu huỳnh. Đây cũng là hai chất thường xuyên xuất hiện trong các bài tập hóa học.
Chương 7. Tốc độ phản ứng & cân bằng hóa học
Tại chương 7, học sinh được tìm hiểu về tốc độ của phản ứng hóa học và quá trình cân bằng hóa học.
Xem thêm : Hóa học lớp 8 là chuyện nhỏ với 5 phương pháp học “thần thánh”
Các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi hóa học lớp 10
Dạng 1: Cân bằng phương trình
Với dạng bài này, học sinh cần nắm được quy tắc cân bằng các thành phần tham gia phản ứng.
Được xem như dạng bài tập “dễ thở” nhất. Tuy nhiên việc cân bằng các chất cũng không đơn giản. Học sinh phải nắm được kiến thức hóa học cơ bản, quy tắc cân bằng phản ứng hóa học.
Dạng 2: Phân biệt các chất
Với nhiều học sinh, đây được xem như dạng bài tập hóa học khó nhất. Các bạn thường không thể tìm ra cách phân biệt các chất. Mặc dù nếu cho các bạn cân bằng phương trình lại hoàn toàn có thể làm được. Tương tự như dạng bài cân bằng phương trình, với dạng bài này, học sinh cần nắm vững tính chất hóa học của các chất.
Dạng 3: Xác định các yếu tố trong phản ứng
+Thành phần tham gia phản ứng
+Nồng độ chất
+Khối lượng chất tham gia phản ứng
+Công thức hóa học của chất tham gia phản ứng/sản phẩm
Với dạng bài này, học sinh không chỉ nắm vững kiến thức về các chất, phương pháp cân bằng phương trình, đây là dạng bài mang tính tổng hợp. Học sinh phải vận dụng tất cả kiến thức hóa học để giải bài tập. Do đó, bài tập thuộc dạng này thường là vận dụng hoặc vận dụng cao. Nếu học sinh muốn lấy điểm cao cần phải làm tốt các bài tập này.
Tìm hiểu ngay: Bí quyết đột phá, nắm vững chương trình Hóa học lớp 11
Những lỗi học sinh thường mắc
Nắm không vững kiến thức
Học sinh thường gặp khó ở dạng bài phân biệt các chất. Với dạng bài này, nếu học sinh không nắm chắc kiến thức sẽ rất khó tìm ra phương pháo giải bài tập
Kiến thức nặng và khó đòi hỏi tư duy sâu sắc
Sa đà vào những câu hỏi khó
Tốn quá nhiều thời gian cho câu khó, phân bổ thời gian không hợp lý. Học sinh thường dễ bị “say” với những câu hỏi khó. Tuy nhiên đây là cách làm không được khoa học. Hãy nhớ rằng điểm số của bài tập vận dụng thường rất thấp, không những vậy, độ khó cao và phải mất nhiều thời gian để giải.
Làm sao để học tốt hóa lớp 10
- Học chắc kiến thức
Hãy học từ những kiến thức nhỏ nhất, không nên vội vàng, đốt cháy giai đoạn. Nhiều bài tập tưởng chừng như rất khó nhưng nếu bạn nắm được kiến thức cơ bản lại vô cùng dễ dàng. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng học tới đâu chắc nội dung kiến thức tới đó. Kiến thức lớp 10 chính là nền tảng để bạn học lên 11 và 12. Nếu kiến thức lớp 10 không chắc, bạn sẽ rất khó học tốt hóa lớp 11 và 12.
- Ôn luyện kỹ các dạng bài tập
Hóa học lớp 10 và hóa học nói chung tuy khó nhưng lại dễ, đề thi thường bao gồm 3 dạng bài tập cơ bản. Việc luyện tập thường xuyên giúp bạn nắm được phương pháp giải bài tập. Các chất hóa học phản ứng ở nhiều điều kiện khác nhau. Cùng là 1 phản ứng nhưng sapr phẩm tạo ra có thể sẽ không giống nhau. Do dó hãy thường xuyên làm bài tập để củng cố kiến thức cũng như làm quen với các dạng bài khác nhau.
Làm bài tập để củng cố kiến thức
- Làm thử đề để sử dụng thời gian hợp lý
Để không bị “lố” thời gian, các bạn hãy tập làm đề để rèn luyện tư duy, và kỹ năng phân bổ thời gian. Điều này giúp bạn dành thời gian hợp lý cho các phần của đề thi và đạt hiệu quả cao nhất.
Về Vietlearn
Học trực tuyến tại Vietlearn
Vietlearn là công ty Edtech về giáo dục trực tuyến, cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên và nhà trường để giải đáp những yêu cầu trong việc học tập Anh ngữ thông qua mạng lưới các chuyên gia và giáo viên khắp toàn cầu mà chúng tôi gọi là các gia sư học thuật quốc tế.
Vietlearn mong muốn trở thành hệ thống học tập thích ứng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn hàng đầu Đông Nam Á. Sứ mệnh của Vietlearn là truyền cảm hứng, truyền lửa, và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Vietlearn mong muốn tạo ra sự thay đổi về trí tuệ, nhận thức xã hội truyền cảm hứng, giúp các em phát huy hết tiềm năng trong việc học cũng như điểm mạnh của mình.
Không chỉ với Hóa 10, đăng ký khóa học cho con ngay hôm nay!
Bật mí 5 bí mật phụ huynh có con học lớp 10 phải biết
2 kỹ năng học sinh lớp 10 phải rèn luyệ