Khái niệm quản lý gì? Vai trò của cá nhân, tổ chức quản lý
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Quản lý là gì? Là một hoạt động quan trọng đảm bảo cho bộ máy của các công ty, doanh nghiệp vận hành ổn định. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết khác, quý bạn đọc hãy theo dõi các chia sẻ trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org nhé!
Quản lý là gì? Các khái niệm liên quan
Khái niệm quản lý là gì?
Quản lý là việc quản trị một tổ chức có thể là doanh nghiệp hay một tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan Chính phủ. Quản lý sẽ bao gồm các hoạt động như thiết lập chiến lược của tổ chức, điều phối các nỗ lực của nhân viên với mục đích hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực có sẵn như tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực.
Khái niệm về quản lý còn được hiểu là công việc của một người lãnh đạo, điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay quá trình căn cứ vào các quy định, định luật hay nguyên tắc nào đó để hệ thống hay quá trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý.
Nhà quản lý là gì?
Nhà quản lý có tên gọi trong tiếng anh là Manager. Là người làm việc trong các tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ trước cấp trên. Người quản lý sẽ thực hiện các công việc như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát tài chính,…..để đạt được mục tiêu đặt ra trước đó.
Nhà quản lý là một danh từ chung được dùng để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định có thể là tổ chức kinh doanh hoặc phi kinh doanh.
Quản lý xã hội là gì?
Quản lý xã hội là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội. Quản lý xã hội chính là sự tác động liên tục, có tổ chức của chủ thể quản lý lên xã hội một cách khách quan để duy trì và phát triển xã hội theo các đặc trưng, mục tiêu mang xu thế phát triển của xã hội. Quản lý xã hội diễn ra trong điều kiện môi trường biến động, vận động không ngừng nên cần phải quan tâm tới quá trình phát triển, vận động của sự vật, hiện tượng.
Khái niệm quản lý công là gì?
Quản lý công là việc thực hiện các hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước và các công việc liên quan đến quản trị trong khu vực nhà nước. Nó có thể là thu thập, phân tích các số liệu thống kê của nhà nước, giám sát quỹ, phát triển, thi hành các chính sách của Chính phủ. Bên cạnh đó còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác như biên tập sách, quản lý cơ quan, tổ chức nhà nước,…
Có các cấp bậc trong công tác quản lý nào?
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà cấp bậc quản lý trong công ty, doanh nghiệp cũng có sự khác nhau. Trong các doanh nghiệp lớn, có 3 cấp bậc quản lý đó là:
Quản lý cao cấp
Có nguồn kiến thức rộng về vai trò và các kỹ năng quản lý.
Các quyết định của quản lý cấp cao thường mang tính dài hạn.
Quyết định của quản lý cấp cao thường sẽ dựa trên quá trình phân tích, chỉ đạo, nghiên cứu các hành vi, mức độ tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Có trách nhiệm đối với các quyết định mang tính chiến lược.
Về bản chất, quản lý cấp cao chính là người điều hành của công ty, doanh nghiệp.
Quản lý cấp trung
Có nguồn kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đang làm việc và có một số nghiệp vụ quản lý.
Thực hiện các quyết định mà quản lý cấp cao đưa ra.
Quản lý hạ cấp
Đảm bảo thực hiện các kế hoạch, quyết định của quản lý cấp cao và quản lý trung cấp.
Các quyết định chỉ mang tính tạm thời (ngắn hạn).
Vai trò của cá nhân, tổ chức quản lý
Nhà quản lý, người quản lý giữ một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới kết quả sự phát triển bền vững của công ty, doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng vị trí, công việc, người quản lý thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Trong đó có các vai trò cơ bản như:
Vai trò quan hệ, giao tiếp
Là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý
Là người lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành các mục tiêu chung.
Vai trò thông tin
Thu thập các thông tin từ cấp dưới
Phổ biến các thông tin của cấp trên
Vai trò quyết định
Là vai trò quan trọng đối với người quản lý.
Đưa ra các quyết định, chịu trách nhiệm về những quyết định đó trước cấp trên và các cộng sự, nhân viên.
Chức năng của người quản lý là gì?
Hoạch định: Xác lập các mục tiêu, phương hướng để phòng ban của mình hoàn thành tốt các mục tiêu đó. Việc xác lập mục tiêu, phương hướng là nhiệm vụ quan trọng của người quản lý. Càng lên cấp cao thì việc xác lập mục tiêu càng quan trọng.
Tổ chức thực hiện: Với một công ty có một cơ cấu tổ chức, công việc cho từng vị trí thì người quản lý sẽ thực hiện các công việc chính đó là giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh. Giao việc với kết hợp đào tạo nhân viên, giúp nhân viên có cơ hội thể hiện điểm mạnh của bản thân, khẳng định vị trí của mình trong công việc.
Bên cạnh đó, người quản lý cấp cao cũng cần trao quyền cho các bộ phận khác vừa để giảm bớt lượng công việc vừa giúp tìm kiếm một nhà lãnh đạo, quản lý tiềm năng mới. Về nguyên tắc, người quản lý càng nhìn xa công việc trong tương lai thì sẽ càng dễ giao việc mà không gây áp lực quá nhiều cho nhân viên.
Lãnh đạo: Quản lý, tác động lên các bộ phận, cá nhân và tổ chức để hoàn thành mục tiêu đặt ra trước đó. Lãnh đạo cũng cần mang tính chiến lược, có cái nhìn sâu rộng.
Kiểm tra, giám sát thực hiện: Để đảm bảo các mục tiêu được thực hiện theo đúng kế hoạch, các nhà quản lý cần phải thực hiện chức năng của mình đó là giám sát, kiểm tra công việc. Việc làm này sẽ giúp quản lý đo lường chính xác thực tế công việc, đề ra các phương án giải quyết kịp thời khi gặp sự cố.
Các kỹ năng cần có của một nhà quản lý là gì?
Để hoàn thành tốt công tác quản lý của mình các nhà quản lý cần phải có các kỹ năng cần thiết sau:
Kiến thức chuyên môn sâu rộng: Dù không phải là một chuyên gia trong một lĩnh vực nhưng bạn cũng cần phải có nhiều kiến thức trong công việc để hỗ trợ công tác quản lý của mình. Thường xuyên học hỏi, trau dồi thêm các kỹ năng không cần quá sâu nhưng cũng cần phải đủ để đưa ra các quyết định sáng suốt nhất.
Kỹ năng lãnh đạo: Rất khó để đạt mục tiêu cao trong công tác quản lý nếu như bạn không có kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo ở đây được hiểu là cách nhìn người, giao việc đúng người, không phân biệt đối xử với từng cá nhân,…..
Kỹ năng giao tiếp: Người quản lý cần có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền tải được nội dung công việc cần phải thực hiện. Cách nói chuyện cởi mở cũng giúp bạn dễ dàng làm việc với quản lý và nhân viên cấp dưới.
Khả năng tư duy nhạy bén, thích nghi với môi trường: Người quản lý cần phải có cái nhìn sâu rộng, nhìn rõ các vấn đề mà công ty của mình gặp phải để có biện pháp khắc phục hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần biết cách chớp cơ hội, để có những quyết định tốt nhất.
Mong rằng, nội dung thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn hiểu thêm khái niệm quản lý là gì. Nếu có thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi, nhân viên ruaxeudong.org sẵn sàng hỗ trợ bạn.