Khẩu nghiệp là gì? Cách tu dưỡng bớt khẩu nghiệp
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Thời gian gần đây, “khẩu nghiệp” là cụm từ được sử dụng rất thịnh hành trong giới trẻ. Khi có nhiều quan điểm gây tranh cãi về một vấn đề, mọi người thường sử dụng từ “khẩu nghiệp” để nhắc nhở nhau ứng xử văn minh, lịch sự. Dù được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn có nhiều người chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa và tác hại của khẩu nghiệp. Vậy khẩu nghiệp là gì trên Facebook, cách tu dưỡng tránh quả báo của khẩu nghiệp là gì, hãy cùng https://Vietlearn.org/ tìm hiểu nhé.
Khẩu nghiệp là gì?
Khẩu nghiệp trong Phật giáo là một trong những nghiệp rất nặng. Bởi vì một lời khi nói ra có thể khiến đối phương tổn thương sâu sắc, để lại nhiều hậu quả trong tất cả các mối quan hệ như tình yêu, công việc, gia đình, bạn bè…
Khẩu nghiệp từ miệng mà ra, do lời nói của mình sinh ra mà tạo thành nghiệp. Khẩu nghiệp cũng rất nặng. Thậm chí một lời nói có thể làm mất hết tất cả sự nghiệp, có khi hủy hoại cuộc đời của người. Cũng có lời nói thì làm cho người ta nở mày nở mặt, đạt được thành tựu, công thành danh toại.
Nên chúng ta có thể thấy là lời nói quan trọng vô cùng. Đức Phật cũng từ lời nói, mà khiến cho Phật Pháp được lan tỏa còn nhiều người trong chúng ta thì dùng cái miệng này để tạo ác nghiệp.
Tương tự như vậy, có thể hiểu khẩu nghiệp là gì trên Facebook? Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì cũng có một hệ quả đó là sinh ra những “anh hùng bàn phím”.
Con người ta sẵn sàng núp sau cái màn hình điện thoại, máy vi tính mà buông ra những lời xúc phạm những ai không làm hài lòng họ. Nhiều người chỉ vì bị tấn công trên mạng mà trở nên trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết. Nhưng hãy cẩn thận vì quả báo của khẩu nghiệp là không chừa một ai. Một khi đã khẩu nghiệp gây hậu quả, không sớm thì muộn cũng sẽ phải nhận quả báo.
Bốn loại khẩu nghiệp cần tránh
Dưới đây là bốn loại khẩu nghiệp mà con người dễ mắc phải, chúng ta nên biết để tránh không làm tổn thương người khác và rước quả báo cho mình.
Nói dối
Một lần nói dối có thể là lỗi của hoàn cảnh, nhiều lần nói dối thì chắc chắn là lỗi của bản thân. Một khi đã giữ thói quen nói dối bên mình, cả đời không sửa được. Có những người mở miệng là nói dối, nói dối không hề chớp mắt, nói dối như một điều hiển nhiên, nói dối đến mức không cần suy nghĩ, đến chính họ còn không cảm nhận được là mình đang nói dối.
Có rất nhiều loại nói dối: Nói dối với mục đích đùa vui, nói dối để lừa phỉnh, nói dối vì muốn khoe khoang, nói dối vì đang sợ hãi… Có thể chính người nói dối chỉ nghĩ đó là những lời không hại đến ai nhưng bản chất nói dối đã là điều sai trái với lẽ tự nhiên. Như vậy thì những lời nói dối đó cũng phải chịu ít nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín bản thân.
Tùy theo mục đích của việc nói dối mà tạo ra nghiệp nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp nói dối chỉ với mục đích cứu giúp, bảo vệ tính mạng cho người khác hoặc khiến cho người ta được yên lòng thì không nên coi là “khẩu nghiệp”.
Nói những lời ác ý
Người nói lời hung ác thường xuất phát từ tâm không thiện. Họ làm tổn thương thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác đó là khẩu nghiệp từ miệng mà ra, nói lời hại người lại chính là tự mang phiền toái đến cho mình.
Tâm ác thì nói ác rồi sẽ dẫn đến làm ác, thân khẩu ý đều ác thì ngày phải xuống địa ngục không còn xa. Nhà Phật có quan niệm, nghiệp là hành động nhiều lần có chủ ý của cả thân, miệng và ý, là nguyên nhân đưa tới quả báo. Cả hai “nghiệp” và “quả báo” sẽ tạo thành “luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, đưa con người ta luân hồi khắp sáu cõi.
Nói lời ác ý, dù mục đích là để tự vệ hay tấn công mà làm tổn hại đến danh dự của người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn vừa tự tích thêm nghiệp quả cho mình. Chẳng thiếu gì những người “khẩu nghiệp” chỉ để cho sướng miệng, dùng toàn những lời cay cú chửi bới người khác, hoàn toàn không để ý đến hậu quả mình gánh chịu.
Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng mình, hãy nhớ khi mình nói những lời không hay thì đó cũng thể hiện lối sống thiếu đạo đức, văn minh và dẫn đến tự hạ thấp uy tín của bản thân thân.
Ăn nói hai lời
Kẻ ăn nói không có chính kiến, “gió chiều nào xoay chiều đấy”, lúc nói thế này lúc nói thế kia, cố tình gây mâu thuẫn nội bộ và chỉ biết hưởng lợi riêng về mình. Loại người này thực chất rất nguy hiểm, dùng lời lẽ hại người, là đang tạo nghiệp ác chứ không đơn thuần chỉ là nói dối, nói sai sự thật.
Trong xã hội hiện nay, việc nhiều người trên mạng xã hội như facebook, Twitter… dùng những lời lẽ ác độc, thô tục, xúc phạm đến người khác cũng đã trở thành một hiện tượng xấu. Mặc dù họ không chỉ đích danh một ai, nhưng đây cũng là việc mà tất cả chúng ta cần phải tránh.
Thêu dệt
Những người này khẩu nghiệp theo kiểu “Tam sao thất bản”, nghe một câu mà bơm thổi thành 10 câu. Chúng ta có nghe được câu gì thì cũng đừng nên “thêm mắm thêm muối” vì lỡ nửa lời là gây ra lỗi lầm. Lời nói ra nên chắc chắn, chỉ nên đủ nghe, đủ hiểu và đủ chân thành.
Hãy thử tưởng tượng mình lại chẳng may là nhân vật chính trong câu chuyện thì chắc chắn bạn cũng chẳng hề hài lòng khi thấy mình bị “thiên biến vạn hóa” thành một câu chuyện không hề liên quan. Những lời nói không đúng sự thật tạo ra hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói và những người liên quan.
Trong kinh Phật cũng dạy là có 4 kiểu người ở trên đời chúng ta nên tránh, đừng kết giao thâm tình, đừng bao giờ tâm sự:
Thường xuyên đổ tất cả lỗi lầm cho người khác.
Thích nói chuyện mê tín.
Khẩu Phật, nhưng tâm xà.
Làm ít mà kể lể nhiều.
Cách tu để tránh khẩu nghiệp trong Phật giáo
Để tránh được quả báo từ khẩu nghiệp, chúng ta phải chọn thiện nghiệp để làm, thực hiện.
Phật dạy là nên nói lời chân thật, không nói những lời dối trá. Nói lời hòa hợp chứ không nói lời chia rẽ gây mất đoàn kết. Nói lời đẹp đẽ và thanh lịch, không nói lời ỷ ngữ hay thêu dệt. Nói lời hiền hòa, từ bi, đừng nói lời ác độc, cay nghiệt.
Chúng ta tu khẩu nghiệp chính là tu như vậy. Chúng ta phải làm sao nói lời tốt đẹp, mang lại lợi ích cho mọi người thì đấy gọi là tu khẩu nghiệp. Tu như vậy là đúng theo lời Phật dạy và chắc chắn chúng ta sẽ có một khẩu nghiệp thiện lành, sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp.
Người phương Tây có câu: “Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”. Đã sống trên đời thì nên tạo phúc phần chứ không nên gây nghiệp. Hãy ghi nhớ phần miệng là nơi gieo tạo nghiệp nhiều nhất, khẩu nghiệp từ miệng mà ra. Học ăn, học nói là sự học cả đời. Của cải làm ra bao nhiêu rồi cũng hết nhưng những lời tâm ý sẽ trường tồn đời này qua đời khác, giá trị bạn đã trao đi cũng chính là những gì bạn sẽ nhận lại. Người nói lời từ bi, yêu thương thì trong tâm luôn cảm thấy bình an và ngược lại.
Trên đây là những chia sẻ của chúng mình về khẩu nghiệp là gì trên Facebook và cách tu khẩu nghiệp trong Phật giáo. Chúc các bạn luôn tìm được sự bình yên trong tâm hồn mình để tránh phải khẩu nghiệp, mang lại những điều tốt lành cho xã hội.