Khi trẻ nôn nhiều
“Tôi có đứa con gái gần 4 tuổi, từ khi sinh đến giờ thường bị nôn nhiều lần trong ngày. Vì gia đình nghèo, cháu chưa được khám bác sĩ lần nào. Tôi phải làm gì cho cháu?”.
Thư bạn không nói rõ về quá trình nuôi dưỡng, nên khó nói chắc. Nhưng cũng xin trao đổi một số quan điểm sau đây: – Nhiều khả năng cháu hay bị nôn là do phản xạ từ bé: Thường người mẹ muốn con chóng lớn, cho bú quá mức, cháu nôn do dạ dày quá đầy phải tống ra, dần dà hình thành phản xạ nôn rất khó chữa. Với những trẻ như vậy, mỗi bữa ăn thực sự là cực hình cho cả con lẫn mẹ, thậm chí có gia đình nảy ra “sáng kiến” cho ăn khi bé đang ngái ngủ, coi như một biện pháp đánh lừa giác quan của bé.
Đối với cháu thứ hai sau này, bạn nên áp dụng lời khuyên của các cụ “còn thòm thèm cũng thôi”, để giữ cho trẻ sự ngon chuyện ép ăn, dễ gây nôn. – Nay cháu đã khá lớn, bạn nên để cho cháu tự xúc lấy ăn (gửi mẫu giáo tốt hơn, nhờ các cô dạy cho thói quen tự lập và đua ăn do vui bạn bè). Vào tuổi này, bé dễ nhiễm giun, do đó bạn nên cho thử phân; nếu có thì cho tẩy, để khỏi lẫn lộn chứng nôn nọ với chứng nôn kia. Mỗi lần nôn, cháu bị mất một lượng dịch và men tiêu hóa, chưa kể việc tăng nguy cơ viêm nhiễm đường thở; cho nên có “bỏ đói” đôi chút vẫn hơn là ép ăn để nôn ra. Hãy phát hiện thức gì cháu thích và tạo không khí thoải mái khi ăn để cháu được ngon miệng. – Bạn có thể tự làm lấy một ít kẹo gừng (chọn gừng non và luộc kỹ cho bớt cay), thỉnh thoảng cho cháu ngậm; gừng có tác dụng chống nôn rất tốt. – Tuy xa các bác sĩ, bạn cũng nên tiếp cận với y tế cơ sở để được giúp đỡ ý kiến thêm, kể cả việc tiêm chủng đúng lịch cho cháu (nhất là đối với những lần tiêm nhắc lại, cần đúng thời điểm mới có hiệu lực phòng bệnh).