không?”. Là một câu hỏi hơn dấn dớ, ngớ ngẩn?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum
Thật ra, có rất nhiều động vật được gọi bằng một cái tên chung là “chuột”, hầu hết các loại này đều có hại. Tuy nhiên, ta có thể phân chúng thành hai loại chính là chuội bạch và chuột nâu. Chính cái loài chuột nâu này đã cho họ hàng nhà chuột bị ghét cay ghét đắng. Tại sao người ta lại ghét và tìm mọi cách để diệt chuột?
Hàng năm, trị giá hoa màu bị chuột phá hoại đến hàng mấy chục trăm triệu đô la. Chúng phá hoại trứng, gia cầm, chim chóc và cả thực phẩm tồn trữ trong kho, đồ đạc trong nhà… Có trường hợp hỏa hoạn xảy ra vì chuột mới ngộ. Chuột gặm diêm quẹt bị phát cháy. Thế là gây hỏa hoạn. Dây dẫn điện bị chuột cắn, chập điện gây ra hỏa hoạn. Chuột gặm ống dẫn nước, ống dẫn ga, gặm phá đồ đạc, quần áo… Nhưng cái họa ghê gớm nhất là chuột đã reo rắc và lây lan bệnh dịch hạch.
Dân số của chuột thì có lẽ đông hơn dân số của người ở các thành thị trên thế giới. Ở nhà quê thì đa số chuột có thể đông gấp ba, bốn lần dân số nông dân. Chúng trèo lên nóc nhà, đào hang, sống trong nhà, ngoài vườn, ở nơi khô ráo cũng như ẩm ướt. Thực phẩm chúng ưa thích nhất là lương thực như gạo, đậu, khoai, trái cây… Tuy nhiên – vốn ăn tạp – chúng không hề chê thịt kể cả thịt thú vật chết, thậm chí xác chuột chết vẫn cứ được chúng “chiếu cố” như thường.
Chúng sống khắp nơi và tăng dân số rất nhanh cho nên rất khó kiểm soát chúng. Trong một vài năm một chị chuột có thể đẻ mười lứa, mỗi lứa cả chục “trự”. Vậy mà chỉ cần bốn tháng là một con chuột con đã có thể sinh sản được rồi.
Tuy nhiên chuột cũng có công dụng lớn và quan trọng cho con người. Vì nhiều cơ quan trong cơ thể chuột giống với cơ quan trong cơ thể người, do đó trong các phòng thí nhiệm, người ta đã dùng chuột làm thí nghiệm trước khi đem chúng ứng dụng thực tế vào cơ thể người. Những hiểu biết của ta về chế độ dinh dưỡng, về hoạt động của các tuyến (hạch), về chuột. Người ta thường chỉ dùng chuột bạch trong các cuộc thí nghiệm mà thôi.